Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Ảnh hưởng của EVFTA khi có hiệu lực

EVFTA sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành dệt may khi có hiệu lực cùng chúng tôi tìm hiểu thêm

1. Dự kiến tác động của các cam kết thuế quan đối với ngành dệt may Việt Nam

Ảnh hưởng của EVFTA với xuất khẩu


Nhóm sản phẩm dệt may được EU cam kết loại bỏ thuế ngay là các sản phẩm mà Việt Nam ít gia công (sản phẩm may mặc) hoặc xuất khẩu vào EU (ví dụ nguyên liệu dệt may).

Do đó Việt Nam sẽ ít được hưởng lợi từ nhóm cam kết này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu xơ sợi nếu tìm kiếm được khách hàng EU sẽ được hưởng lợi từ các cam kết này (bởi mức thuế MFN mà EU đang áp dụng là khoảng 6-8%)

Nhóm sản phẩm EU cam kết loại bỏ thuế theo lộ trình bao gồm phần lớn các sản phẩm may mặc mà Việt Nam đang xuất khẩu sang EU:

Hiện tại, nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình là 9% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP - ưu đãi mà EU đơn phương dành cho cho các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ các nước đang/kém phát triển nhất định theo các tiêu chí mà EU quyết định)

Sau khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với hàng may mặc sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12%) theo lộ trình 3-7 năm.



Như vậy, trong một vài năm đầu thực hiện EVFTA, phần lớn các sản phẩm may mặc sẽ không được hưởng lợi từ EVFTA (do mức thuế giảm từ 12% vẫn sẽ cao hơn mức 9% theo GSP)

Tuy nhiên, trong lâu dài, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi đáng kể từ EVFTA bởi

Các ưu đãi thuế quan theo EVFTA là ổn định (trong khi GSP thì biến động tùy vào quyết định mỗi năm của EU), không phụ thuộc vào tỷ trọng trong tổng nhập khẩu vào EU (không có “mức trưởng thành” như GSP) và giảm dần xuống 0%

Phần lớn các nước xuất khẩu dệt may vào EU hiện nay đều chưa có FTA với EU

Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc vào EU đang ngày càng gay gắt, EVFTA mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, với điều kiện doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ (xem ở Câu trên)

Ảnh hưởng của EVFTA Về nhập khẩu


Việt Nam ít nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ EU (trừ một số dòng sản phẩm cao cấp), vì vậy cơ bản các cam kết loại bỏ thuế đối với sản phẩm này sẽ ít có tác động tới cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa.

Trong tổng thể, các doanh nghiệp dệt may có thể được hưởng lợi từ cam kết mở cửa của Việt Nam trong EVFTA đối với lĩnh vực dệt may:

Với các cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay đối với các nguyên phụ liệu từ EU, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nhập khẩu các nguyên liệu dệt may (đặc biệt là các chất liệu mới mà EU có thể có thế mạnh)

Với các cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay đối với các loại máy móc, thiết bị ngành may từ EU, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị từ EU (đặc biệt là các loại sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới) với giá hợp lý, tạo cơ hội phát triển sản xuất, đặc biệt theo hướng hàng chất lượng cao.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Cam kết EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may?

Chương 4 EVFTA quy định về các điều kiện quy tắc xuấtxứ mà hàng hóa dệt may phải tuân thủ để được hưởng ưu đãi thuế qua


Đối với sản phẩm dệt may, ngoài các quy tắc xuất xứ chung (tương tự như với tất cả các hàng hóa khác) thì còn có quy tắc riêng cho nhóm sản phẩm này (áp dụng cho trường hợp sản phẩm sử dụng một phần nguyên liệu không xuất xứ)

Quy tắc xuất xứ phổ biến đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA là tiêu chí hai công đoạn, hay còn gọi là “từ vải trở đi”

Cụ thể, để sản phẩm may mặc được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì:

Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và

Việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU

Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp

Cho phép vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi như có xuất xứ theo EVFTA (Hàn Quốc là nước duy nhất hiện có cả FTA với Việt Nam và EU).

Trong tương lai, nếu có một nước nào đó cùng có FTA với VN và EU thì Việt Nam sẽ thông báo cho Ủy ban Hải quan của EVFTA và Ủy ban này sẽ quyết định việc có cho phép cộng gộp không.

Nhìn chung, quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với dệt may lỏng hơn quy tắc “từ sợi trở đi” trong TPP nhưng vẫn được xem là rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam bởi:

Phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ đang thực hiện công đoạn cắt - may

Vải nguyên liệu sử dụng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ các khu vực chưa có FTA với EU (Trung Quốc, Đài Loan).

Như vậy, để tận dụng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA về dệt may, Việt Nam cần: 


Chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ dệt may để đáp ứng được yêu cầu chặt về quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Tận dụng ngoại lệ về vải xuất xứ Hàn Quốc

Cam kết về hàng rào kỹ thuật (TBT) đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA? 


EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT); không có cam kết nào cụ thể liên quan tới các biện pháp TBT có thể ảnh hưởng tới dệt may ngoại trừ:

Các cam kết về ghi nhãn hàng hóa

Hợp tác trong việc công nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi Bên

Hậu kiểm

Đối với Việt Nam: cam kết chấp nhận xuất xứ hàng hóa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rõ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa công nghiệp (trong đó có dệt may)

Như vậy, về cơ bản, khi EVFTA có hiệu lực, EU và Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động trong việc áp dụng các biện pháp TBT đối với hàng nhập khẩu như hiện tại. Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sẽ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bên nhập khẩu như trước đây

Nhóm yêu cầu về hóa chất trong thành phần sản phẩm (các loại vải, sợi, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hóa chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy…) Nhóm yêu cầu về quy trình sản xuất (xử lí nguyên liệu và các chất thải độc hại sinh ra từ quá trình trồng nguyên liệu, sản xuất vải, chế biến vải hoàn thiện, các quá trình dệt, nhuộm, in ấn…) Nhóm yêu cầu về quy cách đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm

Xem thêm bài viết Triển vọng xuất khẩu của thị trường dệt may 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com




Triển vọng xuất khẩu của thị trường dệt may

Cùng chúng tôi nghiên cứu về triển vọng xuất khẩu của thị trường dệt may trong những năm tới

1. Các yếu tố tích cực về triển vọng xuất khẩu của thị trường dệt may Việt Nam


Việt Nam hiện mới chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 5-6%) trong tổng giá trị dệt may thế giới (400 tỷ/ năm), do đó có dư địa để gia tăng thị phần

Việt Nam đã và đang ký kết các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với các thị trường có tiềm năng lớn về dệt may (đặc biệt là các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nga…), vì vậy có cơ hội cạnh tranh lớn về giá so với nhiều nước xuất khẩu chưa có FTA

Các bất cập có thể ảnh hưởng tới triển vọng thị trường của dệt may Việt Nam:

Nhu cầu thế giới biến động (đặc biệt ở một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản…)

Các thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu khách hàng (sử dụng chất liệu thân thiện môi trường như spandex, bamboo, cotton..) khiến số lượng các đơn hàng dè dặt

Chính sách cạnh tranh của một số nước xuất khẩu dệt may khác (phá giá đồng nội tệ để tạo lợi thế cho giá xuất khẩu, trợ cấp và các chính sách khác giúp giảm chi phí đầu vào…)

2. Thuận lợi từ Cam kết EVFTA về thuế 4 quan đối với dệt may

Trong EVFTA, EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như sau:

Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may (thuộc các Chương 50-50 Biểu thuế); và chỉ một số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc thuộc Chương 61-62 Biểu thuế (như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải…)

Loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% hiện nay xuống 0% trong thời hạn từ 3 đến 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực đối với phần lớn các sản phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc các Chương 61, 62 Biểu thuế.


Về phía Việt Nam, mức cam kết thuế quan dành cho sản phẩm dệt may từ EU nhập khẩu cũng gần tương tự

37% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực (cũng phần lớn là các nguyên phụ liệu dệt may và một số ít các sản phẩm may mặc mà Việt Nam ít sản xuất)

Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm

Xem thêm bài viết xu thế phát triển và dịch chuyển ngành dệt may của việt nam 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Hành vi sử dụng trang phục công sở của người dân việt nam

Cùng chúng tôi xem xét về hành vi sử dụng trang phục công sở của người dân việt nam

I. Nghiên cứu Hành vi sử dụng trang phục công sở của người dân việt nam 


1. Loại trang phục ưu tiên: 


Với đối tượng tham gia khảo sát là nhân viên công sở trong độ tuổi từ 23 – 29 thì Trang phục công sở được ưu tiên nhất trong tất cả các loại trang phục, chiếm 65.0%. Trong đó, Nữ giới có mức độ quan tâm vào loại trang phục này cao hơn Nam giới.


2. Người quyết định chính: 


55.4% trong tổng số 720 người tham gia khảo sát bị ảnh hưởng bởi sự tư vấn của người khác khi mua sắm trang phục công sở cho bản thân. Trong đó, tỷ lệ Nam giới mua đồ công sở theo lời khuyên của người khác cao hơn nữ giới.

3. Mức độ mua sắm: 


bình quân từ 1 – 2 lần / 1 tháng.

4. Địa điểm mua sắm: 


Cửa hàng quần áo thời trang và Cửa hàng chuyên bán trang phục công sở là 2 địa điểm khách hàng thường xuyên mua sắm trang phục công sở nhất. Khi xét về khu vực nghiên cứu thì nhóm đáp viên Hà Nội có thói quen mua sắm ở các Cửa hàng chuyên bán thời trang công sở, thì ở Hồ Chí Minh lại thường xuyên mua sắm tại các Cửa hàng quần áo thời trang khác.


5. Dịp mua sắm: 


Sau khi nhận lương hoặc những lúc có nhiều tiền là thời điểm mà nhiều người muốn mua sắm trang phục công sở nhất. Ngoài ra, khi muốn Thay thế cho những trang phục cũ cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của khách hàng.


6. Người mua sắm cùng: 


Hai đối tượng chủ yếu mà đáp viên thường đi cùng là Chồng/vợ (35.4%) và Bạn bè/Đồng nghiệp (28.9%). Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa Nam và Nữ cũng như giữa các nhóm tuổi:
• Trong khi Nam giới có khuynh hướng đi mua sắm trang phục công sở cùng với Vợ thì Nữ giới lại thường đi mua trang phục với Bạn bè / đồng nghiệp.
 • Nhóm 23 – 29 thường đi mua sắm cùng với Bạn bè / đồng nghiệp trong khi nhóm 30 – 39 thường đi mua cùng với với Chồng / Vợ của mình.


7. Loại trang phục và Phong cách yêu thích:


 Nam giới và Nữ giới đều yêu thích trang phục áo sơ mi và quần tây với phong cách lịch sự, trẻ trung và năng động. Tuy nhiên, có vài điểm khác nhau nhỏ giữa hai nhóm này: • Nam giới: yêu thích phong cách Đơn giản, dễ nhìn (51.4%) • Nữ giới: ngoài hai loại trang phục trên, nhóm đáp viên nữ cũng khá ưa chuộng chân váy và đầm liền cùng phong cách dịu dàng, nữ tính


8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm


 Các yếu tố liên quan đến trang phục (kiểu dáng, thiết kế, chất liệu vải, màu sắc…), giá cả, hợp thời trang, địa điểm bán là các nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này có hơi khác giữa hai nhóm nam và nữ cũng như các nhóm độ tuổi:
a. Giới tính:

 Trong khi Nam giới chú trọng nhiều đến kiểu dáng, thiết kế, chất liệu vải, màu sắc,… của trang phục, thì Nữ giới lại quan tâm nhiều hơn xem bộ trang phục đó có hợp mốt hoặc có chương trình giảm giá khuyến mãi hay không.

b. Độ tuổi:

Nhóm thành viên lớn tuổi (30 – 39 tuổi) chú ý nhiều về giá cả của trang phục hơn so với nhóm trẻ (20 – 29 tuổi

II.  Hành vi và thói quen của từng nhóm tiêu dùng thời trang công sở

Áp dụng phương pháp phân tích cụm (Cluster Analysis), nhóm tiêu dùng thời trang chia thành 2 nhóm chính sau : 
• Nhóm 1: Quan tâm và chạy theo xu hướng (56.0%)

 • Nhóm 2: Chỉ mua sắm khi cần thiết (44.0%). I. Đặc trưng của từng nhóm • Nhóm 1 tập trung nhiều ở nữ giới và ở độ tuổi 23 -29 tuổi.

 • Nhóm 2 chủ yếu là nam giới và trong độ tuổi từ 30 – 39 tuổi. III. Những điểm chung của 2 nhóm • Tự bản thân quyết định việc chọn lựa trang phục. • Đều đến Cửa hàng quần áo thời trang để mua sắm trang phục công sở. 

• Thời điểm thường đi mua sắm là Sau khi nhận lương hoặc lúc có nhiều tiền. 

• Vợ / chồng và Bạn bè / Đồng nghiệp là hai đối tượng chủ yếu đi cùng. 

• Quyết định chọn trang phục đều bị chi phối bởi các yếu tố liên quan đến trang phục (kiểu dáng, chất liệu vải, màu sắc,…), giá cả, hợp thời trang và địa điểm bán.


 Những điểm khác biệt giữa 2 nhóm 


a. Chương trình khuyến mãi: 

Nhóm 2 quan tâm đến các chương trình khuyến mãi cao hơn nhóm 1. Vì vậy mà tỷ lệ họ mua sắm tại các dịp có chương trình giảm giá / khuyến mãi cũng cao hơn.

 b. Địa điểm mua sắm: 

Nhóm 2 có xu hướng Tự đặt may và mua trang phục công sở ở Chợ. Ngược lại thì nhóm 1 mua sắm tại Trung tâm thương mại chiếm tỷ lệ cao hơn. 

c. Yếu tố ảnh hưởng: 

Nhóm 2 chú trọng hơn hẳn việc mua sắm trang phục công sở so với nhóm 1. Vì vậy mà số điểm họ đánh giá mức độ quan trọng cho các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm cũng cao hơn.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com




Xu thế phát triển và dịch chuyển của ngành Dệt - May

Xu thế phát triển và dịch chuyển của ngành Dệt - May Đối với Việt Nam


Trong mấy năm qua, ngành Dệt - May Việt Nam đã có bước phát triển khá mạnh mẽ,
thu hút được nhiều lao động, đang là ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong toàn
ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Liên tục từ năm
1992 đến nay kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt - May liên tục tăng với tốc độ cao và
luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Đặc biệt là từ năm 1994
đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt - May luôn đứng thứ 2 về giá trị, chỉ sau
dầu thô. Cho đến nay, ngành Dệt - May đã đạt được thành công đáng kể. Tăng trưởng
xuất khẩu ở mức thấp đã tăng nhanh từ 140,4 triệu USD năm 1989 lên 1350 triệu USD

năm 1998 và1892 triệu USD năm 2000. Hiện nay, tạo khoảng 13,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu, chiếm khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chế tác


 Hiệp hội dệt may việt nam đã có thời gian phát triển mạnh, thu hút được nhiều lao động xã hội
- khoảng từ 50 vạn công nhân, chiếm khoảng22,7% lao động công nghiệp toàn quốc
(trong đó 80% là lao động nữ) giải quyết được công ăn việc làm, tạo sự ổn định kinh tế,
chính trị, xã hội do đó được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngành Dệt - May vẫn đang
chiếm một vị trí quan trọng về nhu cầu ăn mặc của nhân dân, an ninh quốc phòng và tiêu
dùng trong công nghiệp khác. Nhờ vậy mà trong thời qua, ngành đã có bước phát triển
và giữ một vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng



Trong thời kỳ đổi mới, ngành Dệt - May sẽ tiếp tục đóng vị trí quan trọng trong nền kinh
tế nước ta, tận dụng lợi thế về lao động để tham gia vào thương mại quốc tế và sẽ tiếp
tục là một trong những ngành có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của đất nước


Xu thế phát triển và dịch chuyển của ngành Dệt - May Đối với thế giới 

Ngành công nghiệp Dệt - May gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con
người. Vì vậy, từ rất lâu trên thế giới, ngành công nghiệp này đã được hình thành và đi
lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó, công nghiệp Dệt
- May là ngành thu hút nhiều lao động với kĩ năng trung bình và có điều kiện mở rộng
thương mại quốc tế; vốn đầu tư cho một cơ sở sản xuất không lớn như các ngành công
nghiệp khác... Do vậy trong quá trình công nghiệp hoá tư bản, từ rất sớm các nước Anh,
Pháp, Ý... cho đến các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore..,
ngành Dệt - May đều có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá của họ. Vào
năm 1994, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt

 - May thế giới đạt 250 tỉ USD. Theo dự báo của GATT (nay là tổ chức thương mại thế giới - WTO) trong 10 năm tới kim ngạch
xuất khẩu sẽ tăng 60% đối với hàng may mặc và 34% đối với hàng Dệt, trong đó Châu
Á chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Ngành Dệt - May đã và đang đóng
vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Song, hiện nay tiền công lao động của công nhân Dệt - May ở các nước phát triển
và các nước công nghiệp mới cao hơn trước rất nhiều, hơn nữa họ đã và đang thiếu lao
động. Do vậy, hiệu quả sản xuất Dệt - May tại các nước đó đã giảm nhiều nên các nước
này đã và đang chuyển ngành công nghiệp Dệt - May sang các nước đang phát triển.
Đây là xu thế chuyển dịch trong xu thế chuyển dịch chung của các ngành kinh tế từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển.
 


 Xu thế phát triển và chuyển dịch của ngành Dệt - May trong khu vực


Trên thế giới hiện nay, nhu cầu về hàng Dệt - May ngày một cao theo nhịp độ phát triển
của nền kinh tế quốc dân và mức độ cải thiện đời sống của mỗi nước. Nhu cầu đảm bảo
về kĩ thuật và mỹ thuật nhằm đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ của từng dân tộc, từng
quốc gia. Do hợp tác và phân công lao động quốc tế ngày càng được mở rộng nên những
 
quốc gia có kĩ thuật hiện đại, vốn tích luỹ ngày càng hướng vào công nghiệp chế biến
nguyên liệu và kéo sợi hoặc tự động hoá các khâu Dệt vải (Mỹ, Anh, Pháp, Đức...). Vì
các nước này có nền kinh tế đã phát triển, giá nhân công ngày càng tăng nên giá thành
hàng may mặc bị đẩy lên, làm cho nó mất sức cạnh tranh. Do đó, ngành may ở các nước
đó được chuyển dần sang các nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào, giá
rẻ


Ở khu vực Đông Nam Á, quá trình chuyển ngành Dệt - May nói riêng, các ngành công
nghiệp nói chung, được biết đến dưới tên gọi "hiệu ứng chảy tràn" hay còn gọi là "làn
sóng cơ cấu".
Đầu tiên là Nhật Bản thực thi tiến trình công nghiệp hoá bằng việc phát triển theo một
trật tự tương đối tuần tự, một số ngành được coi là chủ đạo trong những thời kỳ nhất
định. Trước chiến tranh thế giới thế hai, các ngành đó xếp theo trật tự tương đối về thời
gian là: sản phẩm sợi - Dệt tơ và bông, luyện kim, hoá chất và một số ngành chế tạo. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, từ đống đổ nát do chiến tranh để lại. Nhật Bản bắt đầu khôi
phục và tiếp tục phát triển các ngành sợi Dệt. Trong những năm đầu sau chiến tranh,
ngành sợi dệt vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản.


Như vậy, trong giai đoạn đầu phát triển, Nhật Bản cũng lấy việc khai thác lợi thế lao
động để làm phát triển ngành sợi dệt nhằm tạo cơ sở ban đầu cho thực hiện công nghiệp
hoá. Trong giai đoạn đầu, ngành Dệt sợi là ngành chiếm tỉ lệ cao nhất trong xuất khẩu
của Nhật Bản.


Ngành Dệt sợi là ngành chiếm ưu thế trong cả cơ cấu sản xuất cũng như trong cơ cấu
xuất khẩu cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ II. Ưu thế của một ngành công
nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động và có kĩ thuật - công nghệ không cao tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho toàn bộ quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Nhật Bản đã tận
dụng tối đa ưu thế lao động đông nhưng ít kĩ năng để phát triển hệ ngành đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của bước quá độ về lao động, thế giới, vốn và kĩ thuật trong bước chuyển
sang một giai đoạn phát triển mới. Sau những thập kỉ 60 và 70, cơ cấu kinh tế của Nhật
Bản đã thay đổi mạnh mẽ. Mặc dù ngành Dệt


 - May vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn trongxuất khẩu cho đến năm 1965 nhưng tỉ trọng của nó trong cơ cấu chung đã giảm nhanh,để nhường lại cho những ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy... Nhật Bản đã tiến hành di chuyển ngành Dệt 
- May sang các nước khác. Các nước NICs Châu Á là nhữnnước đầu tiên được tiếp nhận sự dịch chuyển này của Nhật Bản - Một trong những nướcĐông Á được tiếp nhận luồng di chuyển này và điều này lý giải việc ngành Dệt - May chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc nhưng ngành này đã bắt đầu giảm sút về tỉ trọng. Đài Loan cũng có một bước đi tương tự mà trong đó, hàng Dệt và quần áo may sẵn là những mặt hàng giữ vị trí quan trọng trong xuất khẩu của Đài Loan trong những năm đầu công nghiệp hoá.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com



Giải phát phát triển ngành dệt may


Cùng chúng tôi nghiên cứu về các giải pháp phát triển ngành dệt may của việt nam trong những năm tới

3.2.1. Giải pháp về vốn 

 a. Về huy động vốn - Ngân sách: 3-5% cho việc hỗ trợ di dời, đào tạo lao động, xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế;
 - Từ nhân dân và doanh nghiệp: huy động từ 10-15% bằng các biện pháp như phát hành trái phiếu, huy ñộng tiết kiệm…
 - Tín dụng đặc biệt là tín dụng ưu đãi của nhà nước cho các chương trình dự án lớn của ngành dệt may: 55-65%.
 - Nguồn vốn thu hút từ nước ngoài: 22-35%. b. Về đầu tư và sử dụng vốn
 - Tập trung xây dựng các dự án đầu tư huy động nược nhiều nguồn vốn từ nhiều đối tác, chú trọng kêu gọi ñầu tư nước ngoài.
- Phát huy mọi tiềm lực trong nước và tranh thủ ñầu tư nước ngoài cho sản xuất ngành sản xuất phụ liệu, dệt vải chất lượng cao.
 - Tranh thủ phân bổ vốn ưu đãi của Nhà nước cho ngành dệt.
 - Hàng năm kịp thời xét cấp bổ sung vốn lưu động cho DN.

 3.2.2. Giải pháp về lao động 

 - Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng gắn kết chặt chẽ giữa chủ DN và các trung tâm ñào tạo, giữa nội dung đào tạo và yêu cầu phát triển sản xuất.
 - Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài địa bàn, đào tạo các cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề.
 - Đào tạo toàn diện cho cán bộ quản lý ngành dệt may về ngoại thương, xuất nhập khẩu, ngoại ngữ, thiết kế thời trang và maketing.
 - Tạo điều kiện và động viên cán bộ quản lý nâng cao trình độ.
 - Tổ chức các phong trào thi đua, kiểm tra nâng bậc trong ngành
- Thành phố cần chủ ñộng xây dựng chính sách tạm thời về tiền lương, tiền thưởng phù hợp ñể giữ, thu hút nhân tài.
 - Quan tâm giải quyết tới vấn ñề nhà ở cho công nhân…


3.2.3. Giải pháp về công nghệ 


 a. Ngành dệt
- Đầu tư dây chuyền kéo sợi chất lượng cao với thiết bị công nghệ hiện đại của Tây Âu, đáp ứng yêu cầu các thiết bị dệt hiện đại.
 - Triển khai thực hiện dầu tư nhà máy sợi có công suất 4.000 tấn sợi các loại/năm, với thiết bị, công nghệ do Châu Âu sản xuất.
 -Trang bị hệ thống máy mắc, hồ với thiết bị
- Công nghệ hiện đại.
- Đầu tư thêm hệ thống thiết bị vi tính để thiết kế các mẫu khăn in hoa đòi hỏi yêu cầu thiết kế phức tạp.
 - Bổ sung thêm các thiết bị văng sấy tịnh hình, thiết bị làm xốp, làm mềm cho khăn bông; đầu tư công nghệ in hoa với thuốc họat tính
 - Đầu tư thiết bị, công nghệ nhuộm hiện đại
 - Đầu tư thiết bị hiện đại của Châu Âu trong khâu vắt, sấy để nâng cao chất lượng của vải. Đầu tư thay thế dần các loại máy dệt điều khiển tự động.

b. Ngành may 

 - Đầu tư thêm các chuyền may, chú ý bổ sung một số thiết bị may tự động, tăng tỷ lệ các thiết bị hiện đại như máy may ñứng, máy may điện tử, máy cắt theo chương trình, ủi phom...

 - Tăng cường thêm một số thiết bị giác sơ ñồ, máy trải vải tự động vào khâu cắt, các máy ép dính có chất lượng cao, bổ sung thêm các thiết bị thùa khuy, dính nút, dò kim tự động, thiết bị là hơi có chất lượng cao, wash chống nhàu

3.2.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất 


 Cần phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác, mở rộng quan hệ liên kết giữa các đơn vị trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; phát triển một số đơn vị đủ lớn mạnh để làm ñầu mối phát triển chuyên môn hóa cho mỗi công đoạn trong dây chuyền dệt may.

Phân loại từng doanh nghiệp để sắp xếp cho hợp lý, DN nhỏ có thể làm vệ tinh hoặc sát nhập lại để sản xuất một nguồn sản phẩm thế mạnh hoặc một nhóm sản phẩm làm phụ trợ hoặc tập trung liên kết sản xuất sản phẩm may sẵn cho thị trường trong nước. Khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát huy ưu thế về kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.

3.2.5. Giải pháp về sản phẩm 


 - Tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
 - Áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng suất, chất lượng
 - Thực hiện quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO.
 - Phát triển khâu hoàn thiện sản phẩm, tạo mẫu, thiết kế
 - Hình thành ít nhất một đơn vị chuyên về thiết kế thời trang, làm nòng cốt cho hoạt động thiết kế thời trang trên địa bàn thành phố và khu vực Miền Trung.

 3.2.6. Giải pháp về thị trường 


 - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm khách hàng bằng nhiều cách.
 - Hợp tác, liên kết, liên doanh hình thành mạng lưới phân phối kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu, bản quyền của mình.
 - Coi trọng việc xây dựng và đăng ký, phát triển thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
 - Tham gia các Tổ chức, Hiệp hội dệt may trong nước và quốc tế nhằm ñẩy mạnh sự hợp tác, hỗ trợ trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm

 3.2.7. Giải pháp về quản lý, chính sách, quy hoạch ngành dệt may 


 a. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước ngành dệt may


 - Thống nhất quản lý ngành dệt may, yêu cầu DN dệt may cung cấp thông tin ñịnh kỳ và ñột xuất phục vụ công tác quản lý ngành.
 - Chủ trì xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành dệt may trên địa bàn Đà Nẵng.

 - Tham gia góp ý kiến trong việc cấp giấy phép ñầu tư các dự án dệt may của DN có VĐTNN theo sự phân cấp của UBND thành phố.

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch hàng năm ñối với DN trung ương, DN có VĐTNN, DN địa phương ngành dệt may.
 - Định kỳ mỗi quý thành phố tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ DN

 - Tham gia sắp xếp các DN dệt may trên ñịa bàn thành phố.

 b. Một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành dệt may 


 - Khuyến khích các ngân hàng cho vay ñầu tư, bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất vay vốn. Tạo ñiều kiện cho các DN dệt may tiếp cận với các chương trình hỗ trợ vốn đầu tư.
 - Khẩn trương điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp lý về quản lý xây dựng và đầu tư hiện hành theo hướng nhanh gọn.
 - Tranh thủ sự hỗ trợ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của Hiệp hội dệt may thành phố.
 - Hình thành Trung tâm khuyến công, tổ chức tư vấn về lập dự án khả thi, cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường.
 - Thành phố dành một khoản kinh phí hàng năm hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sản phẩm mới, định hướng ñầu tư .
 - Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư trong lĩnh vực dệt lụa tơ tằm, dệt thảm, dệt vải.

 - Về thiết kế mẫu thời trang, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hoặc hợp tác với các đơn vị trong nước và nước ngoài. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê đất và hỗ trợ một phần tiền thuê đất ñể xây dựng nhà ở cho công nhân.

 - Đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia ñầu tư sản xuất hàng dệt may.

Xem thêm về bài viết Ngành dệt may? vai trò đặc điểm và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Ngành dệt may? vai trò đặc điểm và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển


1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY

 1.1. Khái niệm ngành dệt may

Ngành dệt may là ngành công nghiệp liên quan ñến việc sản xuất sợi, dệt nhu ộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cu ối cùng là phân ph ối hàng may mặc tới tay người tiêu dùng.

1.2 Vai trò của ngành dệt may 

 Ngành dệt may góp phần ñảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt; là m ột ngành ñem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc ñẩy phát triển nhiều ngành kinh tế khác nh ư nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.


1. 3. Đặc điểm của ngành dệt may 


 Dệt may là ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu nên thị trường tiêu dùng là rất lớn. Chu kỳ sản xuất và sản phẩm thay ñổi theo thời tiết và tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng hay phong tục tập quán ăn mặc.

Là ngành sử dụng nhiều lao động nữ, không chỉ hỏi trình độ cao. Dệt may là ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ bán tự động. Là ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phù hợp với tổ chức sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Trong sản xuất dệt may thị trường ầu vào chính là nguyên liệu bông, xơ, s ợi hay vải, còn thị trường đầu ra thì rất đa dạng.


2. PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY 

2.1. Khái niệm phát triển ngành dệt may


 Phát triển ngành dệt may được hiểu là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, là sự thay đổi bên trong của ngành, sự tăng trưởng về số lượng, cơ cấu và qui mô của ngành, giá trị sản xuất… đến môi trường bởi các nước yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. 

2.2. Tình hình kinh tế

 Tình hình biến động về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng ñến giá cả đầu vào và đặc biệt ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. 

 2.3. Nhân tố chính trị và cơ chế chính sách 

 Tình hình chính trị ổn định sẽ tạo sự tin tưởng vững chắc cho việc đầu tư vào ngành, giúp thu hút được nhiều vốn đầu tư. Các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn, giúp cho các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của mình. 

2.4 . Kinh nghiệm phát triển dệt may ở các nước 

a. Dệt may Hàn Quốc:
 Ngành dệt may Hàn Quốc trong những năm qua vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ với sự phát triển của các hãng thời trang trong và ngoài nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ, các kênh phân phối mới, các khu cửa hàng thời trang, các cửa hàng giảm giá hướng tới nhiều nhóm khách hàng khác nhau. 

b. Dệt may Trung Quốc: 

Sau khi gia nhập WTO, trong vòng 5 năm Trung Quốc đã và đang xây dựng các nhà máy dệt có quy mô lớn. Tiến hành nhiều chính sách cải cách ngành dệt may như mạnh dạn tư nhân hóa, cho phá sản các DN Nhà nước làm ăn thua lỗ. Theo đuổi chính sách đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường. Tận dụng sự hỗ trợ của các tham tán thương mại nước ngoài, thiết lập các công ty xúc tiến thương mại, lập chi nhánh, hợp tác chặt chẽ với những công ty danh tiếng, hình thành mạng lưới marketing xuyên lục địa, cung cấp kịp thời thông tin xuất khẩu …

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com


THUẬT NGỮ DỆT MAY VIỆT-ANH CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI

THUẬT NGỮ DỆT MAY VIỆT-ANH CƠ BẢN CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI 


1. Thuật ngữ ngành dệt may cơ bản bắt đầu bằng chữ a 


acid amin: amino acid,

áo bành tô: paletot, 
áo cà sa: buddhist priest ‘s dress
áo cẩm bào:royal coat 
áo choàng:  coat gown 
áo choàng cô dâu: bridal gown 
áo choàng cổ cao: highnecked coat 
áo choàng không tay:cape, manlet 
áo choàng lông th: furcoat
áo choàng rộng:swagger 
áo choàng sát nách: sleeveless dress 
áo choàng tắm: resort set, batch gown
áo cổ chui cộc tay: T-shirt 
áo cộc:coatee 
áo dài:dress, frock 
Chỉ may bao bì: just sewing the packaging
áo đan cổ hở: pull-over 
áo đuôi tôm: dress suit 
áo gi lê: vest, waistcoat 
áo gi lê nữ: vestee 
áo giáp: armor vest, cuirass, coat of mail 
áo gối: pillow case, pillow slip 
áo jaket ngắn: spencer 
áo kén: outside layer of cocoon 
áo khoác: blouse, pall 
áo khoác hai hàng cúc: double breasted coat
áo lặn: aqualung, diving suit, diving dress 
áo lễ: ceremonial robe, chasuble 
áo may ô : (maillot)
áo mặc khiêu vũ: ball dress 
áo mặc lót: undershirt 
áo măng tô: cloak, coat, great coat 
áo mưa: waterproof, raincoat, mackintosh
áo ngủ: night dress 
áo nịt: jacket, waist 
áo nịt ngực (phụ nữ):corset, stays 
áo săng đai: jumper suit 
áo sơ mi: shirt
áo tạp dề: apron, pinafore
áo thầy tu: cassock, frock 
áo thể thao: sport shirt
ẩm kế:  moisture tester 
ẩm kế hút gió: aspiration psychrometer 

2. Thuật ngữ ngành dệt may cơ bản bắt đầu bằng chữ B


ba lông sợi: balloon of yarn
ba tăng (máy dệt):  fly-beam, lathe, slay, sley bàn cắt, cutting table bàn để là (ủi), iron table 
bàn in: printing table 
bàn kiểm tra phân loại: percher, sorting table 
bàn là: board, iron 
bàn là hơi nước: steam iron 
bàn là phun hơi nước: steaming iron:
bàn là tay áo: sleeve board
bàn là thợ may: tailor’ s board, goose
bàn lừa (máy may): feed dog
bàn ủi, xem bàn là
bản vẽ mẫu áo: sketch 
bản vẽ phác hình hoa: pattern sketch 
bảng:board bảng 
đếm bông kết: nep-counting template 
bảng hướng dẫn cắt: cutting specifications 
bảng hướng dẫn kỹ thuật: working specifications 
bảng kim: needle board 
bảng luồn dây: harness board, comber harness reed 
bảng phân chia công đoạn: operations lay-out 
bảng phân số lượng theo cỡ (và màu): size (and colour) breakdown 
bánh lệch tâm có nấc: undercam 
bao tay: mitten 
bát tay (cái): cuff
băng gai máy chải: fillet card, Garnett wire 
băng gai trục gai (máy chải): licker-in wire 
băng keo giấy: cellulose tape 
băng keo nhựa: adhesive tape, scotch tape 
bắt mối tơ (cái): threader
bâu (áo): collar 
bâu cánh én: wing collar 
bâu dựng (col tenant): shirt collar 
bâu hai ve (col danton):  tailor collar 
bâu lãnh tụ: standing collar, stand-up collar 
bâu mềm: limp collar, roll collar 
bề rộng giường kim: needle space 
bề rộng mắc: reed space, working-cloth width 
bề rộng mặt kim (máy chải): width on wire 
bề rộng vải hoàn tất: finished width 
bề rộng vải mộc: grey-cloth width
bệ cam uốn sợi: stitch cam support
bể nhuộm: dye bath 
bệ thoi: shuttle stand 
bệ tì: platin, verge plate 
bền ánh sán: fast to light, light-proof, light-resist, sun-fast, sun-proof 
bền ánh sáng thời tiết: impervious to weather 
bền giặt: fast to washing, fast to scouring, laundry-proof, wash-fast, wash-proof 
bền là: fast to ironing 
bền lưu trữ: fast to storing 



CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com


Sợi cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...