1. Dự kiến tác động của các cam kết thuế quan đối với ngành dệt may Việt Nam
Ảnh hưởng của EVFTA với xuất khẩu
Nhóm sản phẩm dệt may được EU cam kết loại bỏ thuế ngay là các sản phẩm mà Việt Nam ít gia công (sản phẩm may mặc) hoặc xuất khẩu vào EU (ví dụ nguyên liệu dệt may).
Do đó Việt Nam sẽ ít được hưởng lợi từ nhóm cam kết này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu xơ sợi nếu tìm kiếm được khách hàng EU sẽ được hưởng lợi từ các cam kết này (bởi mức thuế MFN mà EU đang áp dụng là khoảng 6-8%)
Nhóm sản phẩm EU cam kết loại bỏ thuế theo lộ trình bao gồm phần lớn các sản phẩm may mặc mà Việt Nam đang xuất khẩu sang EU:
Hiện tại, nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình là 9% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP - ưu đãi mà EU đơn phương dành cho cho các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ các nước đang/kém phát triển nhất định theo các tiêu chí mà EU quyết định)
Sau khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với hàng may mặc sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12%) theo lộ trình 3-7 năm.
Như vậy, trong một vài năm đầu thực hiện EVFTA, phần lớn các sản phẩm may mặc sẽ không được hưởng lợi từ EVFTA (do mức thuế giảm từ 12% vẫn sẽ cao hơn mức 9% theo GSP)
Tuy nhiên, trong lâu dài, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi đáng kể từ EVFTA bởi
Các ưu đãi thuế quan theo EVFTA là ổn định (trong khi GSP thì biến động tùy vào quyết định mỗi năm của EU), không phụ thuộc vào tỷ trọng trong tổng nhập khẩu vào EU (không có “mức trưởng thành” như GSP) và giảm dần xuống 0%
Phần lớn các nước xuất khẩu dệt may vào EU hiện nay đều chưa có FTA với EU
Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc vào EU đang ngày càng gay gắt, EVFTA mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, với điều kiện doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ (xem ở Câu trên)
Ảnh hưởng của EVFTA Về nhập khẩu
Việt Nam ít nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ EU (trừ
một số dòng sản phẩm cao cấp), vì vậy cơ bản các cam
kết loại bỏ thuế đối với sản phẩm này sẽ ít có tác động tới
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa.
Trong tổng thể, các doanh nghiệp dệt may có thể được
hưởng lợi từ cam kết mở cửa của Việt Nam trong EVFTA
đối với lĩnh vực dệt may:
Với các cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay đối với
các nguyên phụ liệu từ EU, doanh nghiệp Việt Nam có
cơ hội nhập khẩu các nguyên liệu dệt may (đặc biệt là
các chất liệu mới mà EU có thể có thế mạnh)
Với các cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay đối với
các loại máy móc, thiết bị ngành may từ EU, doanh
nghiệp sẽ có cơ hội nhập khẩu các loại máy móc, thiết
bị từ EU (đặc biệt là các loại sử dụng công nghệ cao,
công nghệ mới) với giá hợp lý, tạo cơ hội phát triển sản
xuất, đặc biệt theo hướng hàng chất lượng cao.
Xem thêm về bài viết Cam kết EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao - E: contact.namphat@gmail.com
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao - E: contact.namphat@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét