Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Cam kết EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may?

Chương 4 EVFTA quy định về các điều kiện quy tắc xuấtxứ mà hàng hóa dệt may phải tuân thủ để được hưởng ưu đãi thuế qua


Đối với sản phẩm dệt may, ngoài các quy tắc xuất xứ chung (tương tự như với tất cả các hàng hóa khác) thì còn có quy tắc riêng cho nhóm sản phẩm này (áp dụng cho trường hợp sản phẩm sử dụng một phần nguyên liệu không xuất xứ)

Quy tắc xuất xứ phổ biến đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA là tiêu chí hai công đoạn, hay còn gọi là “từ vải trở đi”

Cụ thể, để sản phẩm may mặc được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì:

Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và

Việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU

Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp

Cho phép vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi như có xuất xứ theo EVFTA (Hàn Quốc là nước duy nhất hiện có cả FTA với Việt Nam và EU).

Trong tương lai, nếu có một nước nào đó cùng có FTA với VN và EU thì Việt Nam sẽ thông báo cho Ủy ban Hải quan của EVFTA và Ủy ban này sẽ quyết định việc có cho phép cộng gộp không.

Nhìn chung, quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với dệt may lỏng hơn quy tắc “từ sợi trở đi” trong TPP nhưng vẫn được xem là rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam bởi:

Phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ đang thực hiện công đoạn cắt - may

Vải nguyên liệu sử dụng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ các khu vực chưa có FTA với EU (Trung Quốc, Đài Loan).

Như vậy, để tận dụng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA về dệt may, Việt Nam cần: 


Chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ dệt may để đáp ứng được yêu cầu chặt về quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Tận dụng ngoại lệ về vải xuất xứ Hàn Quốc

Cam kết về hàng rào kỹ thuật (TBT) đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA? 


EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT); không có cam kết nào cụ thể liên quan tới các biện pháp TBT có thể ảnh hưởng tới dệt may ngoại trừ:

Các cam kết về ghi nhãn hàng hóa

Hợp tác trong việc công nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi Bên

Hậu kiểm

Đối với Việt Nam: cam kết chấp nhận xuất xứ hàng hóa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rõ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa công nghiệp (trong đó có dệt may)

Như vậy, về cơ bản, khi EVFTA có hiệu lực, EU và Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động trong việc áp dụng các biện pháp TBT đối với hàng nhập khẩu như hiện tại. Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sẽ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bên nhập khẩu như trước đây

Nhóm yêu cầu về hóa chất trong thành phần sản phẩm (các loại vải, sợi, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hóa chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy…) Nhóm yêu cầu về quy trình sản xuất (xử lí nguyên liệu và các chất thải độc hại sinh ra từ quá trình trồng nguyên liệu, sản xuất vải, chế biến vải hoàn thiện, các quá trình dệt, nhuộm, in ấn…) Nhóm yêu cầu về quy cách đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm

Xem thêm bài viết Triển vọng xuất khẩu của thị trường dệt may 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...