Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Hành vi sử dụng trang phục công sở của người dân việt nam

Cùng chúng tôi xem xét về hành vi sử dụng trang phục công sở của người dân việt nam

I. Nghiên cứu Hành vi sử dụng trang phục công sở của người dân việt nam 


1. Loại trang phục ưu tiên: 


Với đối tượng tham gia khảo sát là nhân viên công sở trong độ tuổi từ 23 – 29 thì Trang phục công sở được ưu tiên nhất trong tất cả các loại trang phục, chiếm 65.0%. Trong đó, Nữ giới có mức độ quan tâm vào loại trang phục này cao hơn Nam giới.


2. Người quyết định chính: 


55.4% trong tổng số 720 người tham gia khảo sát bị ảnh hưởng bởi sự tư vấn của người khác khi mua sắm trang phục công sở cho bản thân. Trong đó, tỷ lệ Nam giới mua đồ công sở theo lời khuyên của người khác cao hơn nữ giới.

3. Mức độ mua sắm: 


bình quân từ 1 – 2 lần / 1 tháng.

4. Địa điểm mua sắm: 


Cửa hàng quần áo thời trang và Cửa hàng chuyên bán trang phục công sở là 2 địa điểm khách hàng thường xuyên mua sắm trang phục công sở nhất. Khi xét về khu vực nghiên cứu thì nhóm đáp viên Hà Nội có thói quen mua sắm ở các Cửa hàng chuyên bán thời trang công sở, thì ở Hồ Chí Minh lại thường xuyên mua sắm tại các Cửa hàng quần áo thời trang khác.


5. Dịp mua sắm: 


Sau khi nhận lương hoặc những lúc có nhiều tiền là thời điểm mà nhiều người muốn mua sắm trang phục công sở nhất. Ngoài ra, khi muốn Thay thế cho những trang phục cũ cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của khách hàng.


6. Người mua sắm cùng: 


Hai đối tượng chủ yếu mà đáp viên thường đi cùng là Chồng/vợ (35.4%) và Bạn bè/Đồng nghiệp (28.9%). Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa Nam và Nữ cũng như giữa các nhóm tuổi:
• Trong khi Nam giới có khuynh hướng đi mua sắm trang phục công sở cùng với Vợ thì Nữ giới lại thường đi mua trang phục với Bạn bè / đồng nghiệp.
 • Nhóm 23 – 29 thường đi mua sắm cùng với Bạn bè / đồng nghiệp trong khi nhóm 30 – 39 thường đi mua cùng với với Chồng / Vợ của mình.


7. Loại trang phục và Phong cách yêu thích:


 Nam giới và Nữ giới đều yêu thích trang phục áo sơ mi và quần tây với phong cách lịch sự, trẻ trung và năng động. Tuy nhiên, có vài điểm khác nhau nhỏ giữa hai nhóm này: • Nam giới: yêu thích phong cách Đơn giản, dễ nhìn (51.4%) • Nữ giới: ngoài hai loại trang phục trên, nhóm đáp viên nữ cũng khá ưa chuộng chân váy và đầm liền cùng phong cách dịu dàng, nữ tính


8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm


 Các yếu tố liên quan đến trang phục (kiểu dáng, thiết kế, chất liệu vải, màu sắc…), giá cả, hợp thời trang, địa điểm bán là các nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này có hơi khác giữa hai nhóm nam và nữ cũng như các nhóm độ tuổi:
a. Giới tính:

 Trong khi Nam giới chú trọng nhiều đến kiểu dáng, thiết kế, chất liệu vải, màu sắc,… của trang phục, thì Nữ giới lại quan tâm nhiều hơn xem bộ trang phục đó có hợp mốt hoặc có chương trình giảm giá khuyến mãi hay không.

b. Độ tuổi:

Nhóm thành viên lớn tuổi (30 – 39 tuổi) chú ý nhiều về giá cả của trang phục hơn so với nhóm trẻ (20 – 29 tuổi

II.  Hành vi và thói quen của từng nhóm tiêu dùng thời trang công sở

Áp dụng phương pháp phân tích cụm (Cluster Analysis), nhóm tiêu dùng thời trang chia thành 2 nhóm chính sau : 
• Nhóm 1: Quan tâm và chạy theo xu hướng (56.0%)

 • Nhóm 2: Chỉ mua sắm khi cần thiết (44.0%). I. Đặc trưng của từng nhóm • Nhóm 1 tập trung nhiều ở nữ giới và ở độ tuổi 23 -29 tuổi.

 • Nhóm 2 chủ yếu là nam giới và trong độ tuổi từ 30 – 39 tuổi. III. Những điểm chung của 2 nhóm • Tự bản thân quyết định việc chọn lựa trang phục. • Đều đến Cửa hàng quần áo thời trang để mua sắm trang phục công sở. 

• Thời điểm thường đi mua sắm là Sau khi nhận lương hoặc lúc có nhiều tiền. 

• Vợ / chồng và Bạn bè / Đồng nghiệp là hai đối tượng chủ yếu đi cùng. 

• Quyết định chọn trang phục đều bị chi phối bởi các yếu tố liên quan đến trang phục (kiểu dáng, chất liệu vải, màu sắc,…), giá cả, hợp thời trang và địa điểm bán.


 Những điểm khác biệt giữa 2 nhóm 


a. Chương trình khuyến mãi: 

Nhóm 2 quan tâm đến các chương trình khuyến mãi cao hơn nhóm 1. Vì vậy mà tỷ lệ họ mua sắm tại các dịp có chương trình giảm giá / khuyến mãi cũng cao hơn.

 b. Địa điểm mua sắm: 

Nhóm 2 có xu hướng Tự đặt may và mua trang phục công sở ở Chợ. Ngược lại thì nhóm 1 mua sắm tại Trung tâm thương mại chiếm tỷ lệ cao hơn. 

c. Yếu tố ảnh hưởng: 

Nhóm 2 chú trọng hơn hẳn việc mua sắm trang phục công sở so với nhóm 1. Vì vậy mà số điểm họ đánh giá mức độ quan trọng cho các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm cũng cao hơn.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...