Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Kĩ thuật khâu tay

Hiện nay khâu máy đã phổ biến tuy nhiên khâu tay vẫn chiếm một phần không nhỏ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về kĩ thuật khâu tay qua bài viết sau


1. Ý nghĩa của khâu tay 


Mặc dù đã có những thiết bị hiện đại may được hàng loạt các sản phẩm may mặc đạt chất lượng cao nhưng khâu tay vẫn cần thiết trong nghề may truyền thống gia đình, trong một số công đoạn của gia công các sản phẩm phức tạp như áo dài, măng tô, com lê, sản phẩm may từ các loại lông

Những đường khâu tay có tác dụng:

- Là những đường khâu tạm thời, tạo cho những đường may trên máy thực hiện được chính xác và chất lượng cao
- Tạo dáng cho những bộ phận của quần áo phù hợp với hình dáng cơ thể, làm tăng giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ của quần áo.
- Làm cơ sở để phát triển nâng cao nghiệp vụ từ may quần áo đơn giản sang may quần áo phức tạp được đễ dàng


2. Những điều kiện cần thiết của kĩ thuật khâu tay 


a. Chỗ ngồi khâu thuận tiện

Bố trí chỗ ngồi khâu ở nơi có dây đủ ánh sáng và bàn ghế phù hợp với tầm vóc của cơ thể như có bục để chân hoặc bàn có thang ngang để người ngồi khâu làm việc thoải mái, đạt năng suất cao, phòng tránh bệnh nghề nghiệp.

Ánh sáng cần đủ để nhìn thấy rõ mũi khâu với khoảng cách từ mũi khâu tới mắt là 25+30 cm. Cường độ chiếu sáng cần thiết cho các đường may là 300 lux(lux là đơn vị đo cường độ ánh sáng). Nếu may hàng sáng màu có thể giảm 20-40% cường độ chiếu sáng, nếu may hàng sẫm màu lại phải tăng 40%-50% cường độ chiếu sáng mới đủ.

b. Có đủ các dụng cụ khâu tay thích hợp 


- Kim, chỉ khâu phù hợp với từng loại công việc về độ lớn, màu sắc, độ bền
- Để đeo tay bảo đảm chất lượng để tăng lực đẩy kim và bảo vệ tay

c.Xâu chỉ, cầm kim và vải đúng phương pháp 


* Xâu chỉ 

- Lấy chỉ có chiều dài khoảng 60-70 cm(một nửa sải tay): không nên lấy dài quá sẽ bị vướng, rối.
- Một tay cầm kim, một tay vuốt xe đầu chỉ cho nhọn, xâu vào lỗ xâu kim, rút chỉ và thắt nút đầu chỉ.

* Cầm kim và vải 

- Tay phải cầm kim, ngón cái và ngón trỏ cầm thân kim, đặt đuôi kim vào ngón tay giữa có đeo đê.
- Tay trái cầm vải, ngửa bàn tay vải để vải nằm trong lòng bàn tay; ngón tau cái và ngón tay út để trên vải, 3 ngón còn lại để ở dưới vải đẻ kẹp giữ các lớp vải khi khâu


d. Bẻ cạo mép vải phù hợp với từng loại canh sợi 


- Bẻ mép vải thẳng canh sợi dọc: Dùng móng tay cái cạo cho chết nếp
- Bẻ mép vải thẳng canh sợi ngang: Dùng đốt ngón tay cái hoặc bẻ chết trên tay
- Bẻ mép đường cong, tròn: Dùng vạch hoặc đánh chun trên máy rồi mới bẻ, dùng đốt ngón tay cái để miết

Xem thêm video khâu tay sau:



CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Những ảnh hưởng tới tính chất của xơ


Cùng chúng tôi tìm hiểu về những ảnh hưởng tới tính chất của xơ qua bài viết dưới đây

1. Ảnh hưởng của nước tới tính chất của xơ 


Xơ bông không bị hòa tan trong môi trường nước và các chất như: Cồn, benzen, axeton....Để hòa tan xenlulo thường dùng dung dịch amoniac đồng.

- Trong nước xơ bông bị trương nở, diện tích mặt cắt ngang tăng từ 22-34% còn chiều dài chỉ tăng 1%


2. Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời tới tính chất của xơ 


- Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và khí quyển, đặc biệt là tác dụng của tia tử ngoại làm cho cá phân tử xenlulo bị oxy hóa bằng oxy của không khí. Độ bền của vật liệu xenlulo bị giảm đi một nửa khi chiếu trực tiếp tia sáng mặt trời trong thời gian 900- 1000 giờ

- Dưới tác dụng của khí quyển còn làm cho vật liệu xenlulo bị lão hóa, làm giảm các tính chất cơ lí, giảm độ bền, giảm độ giãn nở của xơ và tăng độ cứng.

- Quá trình này tiến hành càng mạnh trong điều kiện nhiệt dộ và độ ẩm của không khí tăng cao.



3. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tính chất xơ


- Đốt nóng xơ xenlulo ở nhiệt độ 120 -130 độ c trông một vài  giờ không thấy có sự thay đổi rõ rệt. Nếu đốt nóng vượt quá nhiệt độ đó bắt đầu thay đổi chậm, sau 160 độ c quá trình phá hủy nhanh hơn và sau 180 độ c quá trình phá hủy các phân tử xenlulo tiến hành rất mạnh. sự phá hủy phân tử bắt đầu từ sự đứt liên kết glucozit rồi đến vòng cơ bản.

- Khi đốt nóng trong trạng thái khô ( không cho không khí tham gia tự do) xenlulo sẽ tạo ra các chất: Thanh( gần 40% khối lượng), nước, axit axetic, và các chất khác. Nếu đốt nóng đến 180 độ c thì các phân tử xenlulo dần dần bị phá hủy.

Với quần áo loại này ta không dùng nhiệt đọ quá 100 độ c

4. Ảnh hưởng của axit đến tính chất xơ


Dưới tác dụng của axit vô cơ các đại phân tử xenlulo bị phát hủy, khi đó lên kết glucozit bị đứt và liên kết với nước tạo nên quá trình thủy phân.

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là gluco. Hỗn hợp sản phẩm của sự thủy phân xenlulo gọi là hydroxenlulo

Các loại axit hữu cơ có tác dụng phá hủy yếu hơn đối với các xơ xenlulo.
Cho xenlulo tác dụng với axit nitric sẽ tạo thành nitroxenlulo.
Loại nitroxenlulo có chứa 10%-12% ni tơ được dùng làm nguyên liệu ban đầu để chế xơ nitrat là dạng xơ nhân tạo đầu tiên. Còn axetyxenlulo - đó là este xenlulo và axit axetic được dùng trong sản xuất tạo ra xơ diaetat và xơ triaxetat

5. Ảnh hưởng của chất oxy hóa đến tính chất xơ


- Với hydrosulfit thì tính chất xơ không thay đổi nên muốn tẩy quần áo cho trắng ta chọn dạn hóa chất này
- Với bột tẩy trắng, muối natri, muối kali... dễ làm thay đổi tính chất của xơ xenlulo, làm thay đổi tính chất của xơ xenlu lo, làm cho độ bền sợi giảm hoặc có thể bị phá hủy.


6. Ảnh hưởng của kiềm đến xơ


- Xenlulo bền vững dưới tác dụng của kiềm cho kiềm NaoH tác dụng trực tiếp vào xenlulo cũng không phá vỡ được liên kết glucozit. Tuy nhiên kiềm có khả khăng oxy hóa xenlulo bằng oxy không khí tạo thành oxyt xenlulo. Nếu cho phản ứng tiến hành khi đốt nóng naoh với xenlulo ta được một hợp chất là xenlulo kiềm.

Đây là một hợp chất không bền dễ bị nước phân tích tạo thành hydrat xenlulo- dễ bị nước phân tích tạo thành Hydrat xenlulo - dễ hấp thụ các chất khác nhau, dễ nhuộm màu  và được sử dụng để sản xuất các loại tơ nhân tạo như vitxco, ammoniac đồng.

Trong công nghiệp, ứng dụng hiệu quả của quá trình tác dụng với kiềm làm cho xơ bông bớt xoăn, co rút về chiều dài, tăng kích thước mặt cắt ngang, do đó tăng độ bền tuyệt đối khi kéo đứt.

Nếu quá trình tác dụng của kiềm lên vật liệu xenlulo đồng thời kéo căng, kho đó xơ có hạng tròn hơn, bề mặt nhẵn hơn, phản chiếu ánh sáng tốt hơn.

7. Những ứng dụng của xơ

Xơ được sử dụng nhiều trong ngành may mặc. Nó là nguyên liệu của các công ty sản xuất các loại vải, sản xuất các loại chỉ may bao bì, các loại dây đai 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Các công nghệ may hiện đại

1.Công nghệ may mặc hiện đại nhất nhật bản 




2. Công nghệ may hiện đại của châu âu 



3. Robots sản xuất sản phẩm may mặc 


Chuyên mục quảng cáo 
Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát chuyên sản xuất các loại chỉ may bao bì 
Nhà máy:  Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Máy may và cấu tạo của máy may


Cùng chúng tôi tìm hiểu về máy may, câu tạo của máy may, nguyên tắc hoạt động của máy may qua bài viết sau

1. Máy may là gì? 


Máy may là loại máy dùng để may ráp các chi tiết bán thành phẩm để tạo nên các sản phẩm may mặc. Trong may mặc gia đình, thường sử dụng máy may đạp chân hoặc máy may chạy điện dân dụng

2. Cấu tạo chung của máy may đạp chân 


Máy may gồm có ba bộ phận chính

- đầu máy: Có vỏ bằng gang, trong đó có chứa các bộ phận chuyển động như trục chính, biên cặp, cam... bánh xe

- Bệ máy được đúng bằng gang, gắn với đầu máy bằng bulông hay chốt. Dưới bệ máy đặt trục ổ chao, trục nâng bằng đưa vải, ô chao, thoi, suôt

- Bàn chân máy
- Bàn chân làm bằng gỗ , đầu máy gắn vao bàn bằng bảng lề. Dưới bàn máy có ngăng kéo ở giữa hoặc 2 bên để đựng dụng cụ
- Chân máy được làm bằng gang hoặc thép, có bàn đạp và tay biên nối bánh xe với bàn đạp. Dây curoa nối bánh xe lớn ở chân máy với bánh xe nhỏ ở đầu máy.


3. Nguyên tác hoạt động của máy may đạp chân 


Đó là hệ thống truyền và biến đổi chuyển động do lực tác động vào bàn đạp tạo nền

- Chân tác động vào bàn đạp tạo ra một lực, bàn đạp chuyển động lên xuống, tay biên lên xuống biến chuyển động này thành chuyển động tròn ở bánh xe lớn( còn gọi là bánh đà)
- Dây curoa dẫn truyền chuyển động ở bánh xe lớn làm quay bánh xe nhỏ ở đầu máy
- Bánh xe nhỏ kéo trục khuỷ ở đầu máy tạo ra chuyển động của trục kim, của cần giật chỉ may, của bàn đẩy vải và chuyển động tròn của ruột ổ chao
- Ở mấy chạy điện, bộ phận tạo ra lực là động cơ điện và cũng hoạt động theo nguyên tắc trên

4. Các sử dụng máy may 


Sử dụng máy may phải theo đúng quy trình kĩ thuật gồm 3 bước: Chuẩn bị mấy, điều chỉnh sức căng của chỉ, vận hành máy

a. Chuẩn bị máy 


- Kê máy ở vị trí bằng phẳng, đủ ánh sáng
- Lau dầu máy, bàn máy, chân máy
- Tra dầu: Chỗ chuyển động nhiều tra 3 giọt, chỗ có lỗ tra dầu tra một giọt sau đó đạp máy chạy không vài vòng để dầu xuống các bộ phận
- Lắp kim đúng vị trí, chọn số kim hợp với vải
- Cuốn chỉ vào suốt
_ Lắp suốt vào thoi và lắp thoi suốt vào ổ chao
- Mắc chỉ trên
_ Lấy chỉ dưới lên, đưa hai đầu chỉ xuống dưới và ra phía sai chân vịt

b. Vận hành máy 


- Tư thế ngồi: chọn ghế vừa tầm, ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước, sống mũi chiều thẳng vào trụ kim
- Vận hành máy: Hai chân để lên bàn đạp, một chân đặt trước, cách chân sau vài centimet
- Để khởi động máy, cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa động tác giậm chân lên bàn đạp với việc dùng tay phải quay nhẹ bánh xe nhỏ ở đầu máy về phía ngừoi may, sau đó tiếp tục đạp bình thường ( Chân trước ấn xuống, chân sau để nguyên và khi chân sau ấn xuống thì chân trước để nguyên) Cho máy chạy đều.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Dụng cụ trong may mặc



Dụng cụ may mặc có nhiều loại, ở bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu một số dụng cụ thông thường cần thiết.

1. Thước dùng trong may mặc 

a. Thước dây 


Thước dây được làm bằng các vật liệu không co, giãn( vải có bọc một lớp nhựa mỏng) dài 150 cm  được vạch chia nhỏ đến 0,1 cm, rộng 1-2cm
Thước dây dùng để lấy số đo trực tiếp trên cơ thể và dùng để kiểm tra kích thước của sản phẩm

b. thước gỗ 


Thước dẹt, dài 50 cm, rộng 3-4 cm, thước thợ may thường dùng để đo và vẽ các bộ phận của áo quần khi cắt( Các chi tiết bán thành phẩm) có một bên thẳng, chia đến 0,5 hoặc 0,1 cm và một bên cong đều từ giữa thước ra hai bên. Người ta thường sử dụng mặt cong để vẽ sa vạt, giàng quần( Các đường cong nhẹ) vừa nhanh chóng vừa chính xác

2. Kéo dùng trong may mặc 


Kéo dùng trong cắt gồm 3 loại: Kéo lớn, kéo nhỡ, kéo nhỏ

* Kéo có cấu tạo chung gồm 2 lưỡi kéo: Lưỡi phía trên to, đầu vát, lưỡi phía dưới mũi thon, lưỡi kéo liền với tay cầm. Hai lưỡi kéo gắn với nhau bằng đinh tán.

Kéo thợ may gồm các loại 


* kéo lớn: Có thay cầm cong hoặc có một tay co, một tay duỗi, đầu tay duỗi nhọn dùng để sang dầu, kéo dài khoảng 40 cm, luõi kéo dài 18-20 cm là thông dụng nhất

Kéo lớn dùng để cắt vải dày hoặc xếp nhiều lớp vải để cắt một lần

* kéo nhỡ: Dài khoảng 25 cm, 2 tay co dùng để cắt quần áo thông thường, các chi tiết phụ của sản phẩm

* Kéo nhỏ: dùng để cắt chỉ, làm sạch chỉ thừa trên sản phẩm sau khi may một cách nhẹ nhàng

Ngoài ra còn có kéo cắt vải răng cưa dùng để cắt các loại vải tổng hợp, dệt kim, đường cắt tạo thành hình răng cưa, tránh bị tủa sợi ở mép vải, đường cắt chính xác không bị xô lệch vì vải dễ bị trơ, trượt trên bàn cắt.

3. Phấn vẽ dùng trong may mặc 


Phấn thợ may làm bằng thạch cao, được nhuộm nhiều màu, hình đẹp có 3 cạnh
Phấn dùng để vẽ các bộ phận của quần áo lên mặt vải, đánh dấu các vị trí li, chiết, túi ... Cần phải gọt vát cạnh phấn để nét vẻ gọn, rõ. Sử dụng phấn khác màu với màu vải để nét vẽ rõ ràng, dễ nhận biết


4. Kim khâu tay dùng trong may mặc 


Kim khâu có nhiều loại to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau tuỳ theo số cỡ . Kim khâu có một đầu là mũi kim hình thuông nhọn săc. Một đầu có lỗ để xâu chỉ, kim dùng để may tay. lược.....dùng xong phải cắm vào gối cắm kim để giữ kim không bị rỉ, mũi kim nhọn đồng thời tránh gây tai nạn khi để kim rơi vương vãi

5. Kim máy may trong may mặc 


Có nhiều cỡ số. Cần lựa chọn kim phù hợp với chỉ và vải thì mới tạo được mũi may đẹp.

6. Các loại chỉ may 

Các loại chỉ hay được sử dụng trong may mặc như chỉ may trắng, chỉ may màu, chỉ may bao bì, chỉ may cường lực, chỉ may coston.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Tính chất của xơ và sợi


các tính chất của xơ và sợi bao gồm tính chất hoá học, tính chất cơ học, tính chất lý học, tính chất hoá học cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé

1. Tính chất hình học của xơ và sợi 

a. Chiều dài của xơ sợi


chiều dài của xơ sơi là khoảng cách được xác định từ điểm đàu đến điểm cuối của xơ. Độ dài của xơ liên quan đến việc chọn quá trình công nghệ sản xuất tiếp theo và sản xuất mặt hàng cho yêu cầu sản xuất hợp lý. Các loại xơ muốn pha trộn với nhau thì chiều dài của xơ thường xác định độ dài trung bình để đánh giá phẩm chất của xơ, xơ càng dài phẩm chất của xơ càng tốt. Đơn vị xác định chiều dài là milimet.

b. Độ nhỏ của xơ và sợi 


Tuỳ theo bề mặt cắt ngang của xơ sợi mà gọi xơ sợi đó có độ to hay nhỏ.
- Xơ càng nhỏ, bề mặt cắt ngang nhỏ và ngược lại. Xác định độ to nhỏ của xơ và sợi có nhiều cách. như đo trực tiếp tiết diện đơn vị tính là micromet
- Xác định độ to nhỏ bằng cách gián tiếp thông qua chiều dài và khối lượng của xơ. Biểu diễn độ to nhỏ theo chỉ số là tỷ lệ giữa chiều dài với khối lượng

2. Tính chất cơ học của xơ và sợi 

a. Độ bền của xơ và sợi 

- Độ bền của xơ và sợi là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá phẩm chất của vật liệu dệt, độ bền càng cao chất lượng xơ càng tốt.
- Độ bền có nhiều dạng: Độ benef kéo căng, độ bền khi xoắn, độ bền do mài mòn
Trong đó độ bền kéo căng của xơ, sợi cần được xác định. Độ bền kéo căng của xơ là lực lớn nhất mà xơ chịu đựng được do lực bên ngoài tác dụng.
- Độ bền được bằng N(niutơn) hoặc gam lực.
- Ngoài ta còn đo chiều dài của xơ và sợi theo chiều dài tự đứt tính bằng đơn vị km. Chiều dài bị đứt là chiều dài đo chính trọng lượng bản thân của xơ, sợi gây nên và được tính theo công thức R= P*N

b. Độ kéo dãn 

Khi tác dụng 1 lực vào xơ, bằng lực kéo thì tính chất bên trong của xơ có sự thay đổi. Xơ sợi dài ra hơn so với chiều dài ban đầu, đến 1 lúc nào đó xơ, sợi bị đứt. Mối xơ, sợi khác nhau có độ kéo dãn khác nhau. Độ kéo giãn được tính theo tỉ lệ phần trăm giauwx chiều dài tăng thêm sau khi keo so với chiều dài ban đầu.

c Độ đàn hồi 

Khi tác dụng 1 lực kéo vào xơ, sợi mà trước khi xơ, sợi đứt ngừng từng lhucs xơ, sợi có khả năng co lại gọi là độ đàn hồi của xơ sợi. Quá trình đàn hồi của xơ, sợi xảy ra như nhau: Sự co lại ngya sau khi thôi lực tác dụng gội là độ đàn hồi tức thời, sự co lại tiếp tục sau 1 thời gian là độ đàn hồi theo thời gian. Phần còn lại không co được nữa gọi là độ giãn dư. Độ đàn hồi tức thời, độ đàn hồi theo thời gian và độ giãn dư cộng lại sẽ bằng độ giãn toàn phần.
Xơ, sợ tự nhiên có độ đàn hồi nhỏ nên các chế phảm  dễ bị nát, biến dạng khi có lực bên ngoài tác động
Xơ, sợi hoá học có độ đàn hồi lớn do đó các chế phẩm ít phải là, giữ được dáng của sản phẩm

3. Tính chất lý học của xơ và sợi 

a. Độ hút ẩm 

- Xơ sợi có khả năng hút ẩm hơi nước của môi trường và làm cho trộng lượng của xơ, sợi tăng lên. Tuỳ theo từng loại nguyên liệu mà khả năng hút ẩm khác nhau. Độ hút ẩm của xơ, sợi được biểu diễn bằng tỷ số giữa lượng nước với khối lượng khô của xơ hoặc sợi.


b. Sự nở của xơ, sợi 


Xơ, sợi khu hút nước thường nở ra theo 2 chiều ngang và dọc. Do cấu trúc của xơ, sợi mà các phần tử nước chen voà giữa các phần tử của xơ,sợi làm làm thay đổi bề mặt của xơ, sợi. Tăng điện tích tiếp xuacs và phần nào giảm sự liên kết giữa các phần tử của xơ sợi. Một số loại xơ, sợi khi ngậm nước độ bền giảm đi như xơ vitsco.

C.khối lượng riêng


Khối lượng riêng của các loại xơ tính bằng khối lượng trong 1 đơn bị thể tích (g/cm3)


4. Ứng dụng của xơ sợi trong ngành may mặc 

Xơ, sợi được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc như nó là nguyên liệu của ngành sản xuất chỉ may bao bì, nguyên liệu sản xuất vải vóc, nguyên liệu sản xuất dây dày, các loại dây trong may mặc 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Xơ dệt là gì? Phân loại xơ dệt

Cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm xơ dệt và phân loại xơ dệt qua bài viết sau nhé


Xơ dệt là gì? 


Xơ dệt là loại vật thể có kích thước nhỏ, chiều ngang nhỏ hơn rất nhiều sơ với chiều dài và có tính chất mềm dẻo, dãn nở.

Phân loại xơ dệt 


Xơ dệt bao gồm hai loại chủ yếu: Sợi tự nhiên và sợi hoá học 

- Sợi tự nhiên là các sơ hình thành trong điều kiện tự nhiên. Nhóm sơ có thành chủ yếu là xenlulô  gồm các loại sơ có nguồn gốc thực vật( xơ bông, xơ lanh, xơ đay, xơ gai ,...) Nhóm xơ có có nguồn gốc động vật như xơ lên, tơ tằm. Ngoài ra có loại xơ tự nhiên được tạo thành từ chất vô cơ thiên nhiên có nguồn gốc cấu tạo là các chất khoáng như xơ amiăng.


- Xơ hoá học là các xơ được hình thành trong điều kiện nhân tạo và được tạo ra từ những chất hoặc vật chất cho trong tự nhiên. Xơ hoá học được phân thành hai loại chính.

+ Xơ nhân tạo ( tạo nên từ những chất hữu cơ thiên nhiên có sắn trong thiên nhiên: Xenlulo, gỗ, xơ bông, xơ bông ngắn chế biến thành dung dịch rồi định hình thành sợi). Xơ nhân tạo được sử dụng nhiều để sản xuất các loại chỉ may bao bì chỉ may công nghiệp.....

+ Xơ tổng hợp ( tạo nên từ chất tổng hợp hữu cơ hoặc vô cơ: Khí đốt, sản phẩm chưng cất dầu mỏ)

Loại xơ hoá học đáng kể hiện nay là xơ tổng hợp, trong đó phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là các nhóm xơ tạo nên từ chất hữu cơ tổng hợp như: Poliamit, polieste, poliacrilonitryl.

Do nguồn gốc xuất xứ khác nhau, thành phần cấu tạo và phương pháp tạo thành xơ khác nhau cho nên trong mỗi loại xow chủ yếu lại phân ra thành các nhóm riêng theo bản dưới đây.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Nghề cắt may hiện nay


Về mặt lịch sử thì trang phục đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Trang phục thể hiện rõ nét đặc trưng của từng thời kỳ, từng thời đại....Nghĩa là trang phục ẩn chứa trong mình một ý nghĩa triết học sâu xa nào đó.

Ở xã hội hiện đại như ngày nay thời trang, đặc biệt là thời trang nữ biến đổi đến chóng mặt.. Nhưng cho dù biến đổi chúng theo hướng nào, thì vẫn phải dựa trên một nền cơ bản, đó là kỹ thuật cắt may và thiết kế thời trang

Cá mới của các tài liệu về thời trang không phải là sự cải biên, hoặc tính đột phá về thời trang. Mà nó dựa trên nền tảng cơ bản vốn có của ngành khoa học cắt may trên thế giới kết hợp với truyền thống của gia đình đã hơn nửa thế kỷ làm nghề may mặc. Nên các chi tiết, các công thức các đường nét... Đều được mài giữa thận trọng để đưa đến một cái chung nhất cho người sử dụng

1. Nghề cắt may 


Nghề cắt may trước đây phần lớn đều làm theo thói quen nghề nghiệp qua mực mắt và kinh nghiệm riêng của mỗi người, như cắt ước lượng hoặc lấy một mẫu vừa nhất, rồi gia giảm, thêm bớt... Cách làm này còn thiếu khoa học, thành công chỉ là sự may ruỉ khéo léo của từng người.

Nhưng nếu ta đi sâu vào nghề sẽ mở ra một khái niệm, tìm bí ẩn của nghề nghiệp với nghệ thuật sáng tạo, nhìn nhận hình dáng, tầm vóc và tìm ra mốt mẫu mới hài hòa, nhuần nhuyễn với phong cách của người việt nam nói chung và từng các thể người nói riêng.

Nói đến tầm thước hình dáng thì phải biết phân biệt những điểm khác nhau giữa nam và nữ khác biệt rõ rệt nhất là vai và hông.

+ Nữ thì vai hẹp, hông rộng, ngược lại nam thì vai rộng hơn chiều hông

+ Hai người chiều cao bằng nhau,nhưng thân dài ngắn khác nhau lại có điểm khác nhau

có người thân dài thì chân ngắn, tay để xuôi đến gần ngang thắt lưng. Người thân ngắn thì chân dài, khủy tay xuống dưới thắt lưng.

Vì vậy co áo gói quần đều thay đổi chênh lệch rất rõ rệt



2. Mối tương quan trong cắt may 


Nói đến khối lượng hình dáng với sự tương ứng các phần trên cơ thể đều có sự phân chi cân đối định ra các tỷ lệ

Nói đến tỷ lệ trong cắt may thì tỷ lệ vô cùng quan trọng đối với sự tương ứng đặc tính chung của quần áo với hình dáng bề ngoài của con người. Muốn đi vào phần nghiên cứu thì không những chỉ nhìn phần ngoài mà còn phải nhận biết các khối của cơ thể như đầu, mình và tay chân.

 Theo hình 1 về chia phần đều và vị trí đo với tầm vóc của con người thường người ta chia chiều cao của con người là 7 phần: 1/2 đầu thân chia được 4 phần như sau"
1. Tính từ đầu đến cằm
2. Từ cằm đến vú
3. Từ vú đến rốn
4. Từ rốn đến hết chiều mông
Còn lại là phần chân
Nhưng tỷ lệ không hẳn là một định luật, là mức thước chính xác, mỗi dân tộc đều có đặc điểm tầm vóc khác nhau. Ngay cả những người cùng một dân tộc cũng có người cao, thấp, chân có người dài, mình ngắn... Vì thế, tỷ lệ chỉ là ước lệ, một phương pháp lấy số đo của một bộ phận khác giúp ta một khái niệm tìm ra sự cân đối

3. Các vật liệu, nguyên liệu thường sử dụng nhất trong ngành cắt may  

Các nguyên liệu vật liệu thường được sử dụng trong ngành may mặc như vải, kéo, chỉ may bao bì , thước, dao bấm.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế trang phục trẻ em



Hiện nay nhu cầu thời trang cho người lớn đã được khẳng định, bên cạnh đó trang phục trẻ em cũng cần được quan tâm và phát huy nhiều hơn. Vì trẻ em là thế hệ tương lai, là niềm hy vọng của mỗi gia đình, cho nên xã hội nào cũng chú trọng đến việc giáo dục và chăm sóc trẻ em. Việc thết kế các mẫu áo đẹp, thích hợp cho trẻ không những có lợi ích cho sức khỏe, mà còn giúp cho các em phát triển tính và phong cách theo chiều hướng tốt.

Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế trang phục trẻ em

1. Chất liệu cho trang phục trẻ em 


- Vải cotton thoáng mát, độ bền tương đối cao. Dễ hút mồ hôi khi trẻ hoạt động do đó thích ứng với khí hậu miền nhiệt đới đồng thời giữ ẩm cho trẻ khi trở trời, không làm hại làn da của trẻ và giá thành tương đối rẻ.

- Chất liệu tơ tằm tốt nhưng giá thành cao mà trẻ em thì chóng lớn, do đó chi phí khi quần áo đã chật mà vải vẫn còn tốt hoặc bị rách khi trẻ chơi đùa

- Tránh dùng các hàng vải bí hơi, không hút ẩm vì sẽ làm trẻ khó chịu do nóng bức ẩm ướt, nhất là đối với việt nam, nơi có khí hậu nhiệt đới.

- Khi cắt may cho trẻ cần cộng cử động với số lớn, không cho trẻ mặc quần áo bó sát, chật, do đó đối với một số loại vải có đọ co lớn cần lưu ý cộng thêm độ co rút vào trước khi cắt. So với người lớn, quần áo của trẻ thường bị dơ mau hơn, do đó khi thay ra cần giặt ngay để tránh bị ẩm mốc và để đảm bảo vệ sinh.

- Chỉ may bao bì dùng để may quần áo cho trẻ em cần sử dụng các loại chỉ may có màu sắc sặc sỡ, chỉ may bền

2. Màu sắc cho trang phục trẻ em 


- Màu sắc trong thiên nhiên vô cùng phong phú, sống trong một thế giới muôn màu sắc này, những nhà thiết kế trang phục trẻ em cần nắm được cách phối màu, các quan hệ màu sắc để tạo nên những bộ trang phục vui mắt, hài hòa, trang nhã....

- Đối với tuổi mẫu giao, tâm hồn bé là cả thế giới tươi đẹp nên chọn màu sắc tươi sáng... Nhất là bé gái nên chọn những màu xanh lợt, vàng nhạt, xanh lá cây.... để biểu hiện sự thanh nhã, ngây thơ và ngộ nghĩnh của các bé

- Thật ra trong thế giới muôn màu sắc này, bất kể màu nào, bất kì sắc độ nào, chỉ cần đứng đúng vị trí cũng làm tôn bộ áo quần lên.Nên việc chọn màu và cách đặt các mảng màu lên cùng một bộ trang phục là vấn đề then chốt của thiết kế quần áo


3. Đặc tính và đặc điểm trang phụ trẻ em 


- Khi thiết kế mẫu trang phục cho trẻ em cần tính toán không chỉ độ tuổi, giới tính, khu vuecj, mùa trong năm mà còn cân nhắc thêm về cả mặt tâm sinh lý và tốc độ tăng trưởng nhanh, tính hiếu động, hiếu kỳ của trẻ em rồi dựa vào đố mà chọn vải, chọn kiểu dáng, màu sắc cho phù hợp.
- Trong thiết kế tránh sự rườm rà, phải làm thế nào để tạo nên sự phối hợp hợp lý, gọn gàng. Cần bám sát tính cách ngây thơ, tự nhiênvà hoạt bát của trẻ
- Khi thiết kế nên đưa các con vật, thú cưng, những vật xung quanh của bé vào nhằm mục đích mang đến cho trẻ sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống, kiến thức phong phú.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Một số kiểu dệt vải thoi


Cùng chúng tôi tìm hiểu về một số kiểu dệt vải thoi phổ biến nhất hiện nay đang được áp dụng trong ngành may mặc

 Khái niệm kiểu dệt vải cơ bản 


Kiểu dệt cơ bản là kiểu dệt trong phạm vị một rappo kiểu dệt, trên một sợi dọc và sợi ngang chỉ có một điểm nổi dọc trong số các điểm nổi ngang hoặc có một điểm nổi ngang trong số các điểm nổi dọc ở mặt ngược lại. Trên cơ sở của kiểu dệt cơ bản, tất cả các kiểu dệt trong ải dệt thoi đều dựa trên kiểu dệt này và biến đổi, phối hợp giữa các kiểu dệt cơ bản với nhau để hình thành nên kiểu dệt mới. Các kiểu dệt cơ bản bao gồm: Kiểu dệt vân điểm, kiểu dệt vân chéo, vân đoạn.

 Một số kiểu dệt cơ bản 

1. Kiểu dệt vải vân điểm 

1.1 Cấu tạo 

Đây là kiểu dệt đơn giản nhất và phổ biến nhất. trên hai mặt vải, điểm nổi phân bố đều. Rappo của kiểu dệt này có số sợi dọc bằng số sợi ngang và bằng 2. Bước chuyển dọc và bước chuyển ngang bằng nhau và bằng 1

1.3 Tính chất và phạm vi sử dụng 


Kiểu dệt vân điểm có kết cấu chặt cẽ, các sợi đan liên tiếp, số sợi trong một đơn vị chiều dài là nhỏ nhất. Do sợi dọc và sợi ngang liên kết với nhau rất chặt chẽ nên bề mặt của vải phẳng, bền, thoáng nhưng cứng, hai mặt trái và phải giống nhau. Kiểu dệt vân điểm thường dùng để dệt vải trơn như vải popolin, vải phin, vải diềm bâu, kate, dệt vải bạt


2. Kiểu vải vân chéo 

2.1 Cấu tạo của vải vân chéo 

Kiểu dệt vân chéo là kiểu dệt trên mặt vải có các đường dệt chéo theo góc khoảng 45 độ so với đường nằm ngang( nhưng cũng có thể có góc xiên khác tùy theo độ nhỏ của sợi và mật độ phân bố sợi) Trong rappo của kiểu dệt vân chéo ít nhất phải có ba sợi dọc à ba sợi ngang và bước chuyển ngang bằng nhau và bằng 1

Dấu của bước chuyển biểu thị hướng nghiêng của đường chéo khi dệt. Khi bước chuyển bằng + 1 lúc đó đường dệt chéo nghiêng về phía phải. Khi bước chuyển bằng -1 lúc đó đường dệt chéo nghiêng về phía trái

2.2 Biểu diễn kiểu dệt 

Kiểu dệt vân chéo thường được đặc trưng bằng một phân số, trong đó tử số biểu thị điểm nổi dọc, mẫu số bảng số sợi theo mỗi hướng rappo.

2.3 tính chất và phạm vi sử dụng 

Kiểu dệt vân chéo sợi dọc và sợi ngang liên kết với nhau kéo chặt chẽ hơn sơ với kiểu dệt vân điểm nên vải chéo mềm hơn so với vải dệt vân điểm, hai mặt vải không giống nhau. Kiểu dệt này thường dùng để dệt các loại vải chéo, hoa chéo, vải kaki, gabadin.....

Công ty cùng ngành 


Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát chuyên sản xuất các loại chỉ may bao bì và chỉ may công nghiệp giá rẻ 
Nhà máy:  Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 



Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Một số kiểu dệt vải


Cùng chúng tôi tìm hiểu về một số kiểu dệt vải và dệt kim trong ngành may mặc

1. Vải dệt kim đan ngang 


1.1 vải dệt kim đan  ngang cơ bản 


1.1.1 Khái niệm vải dệt kim đang ngang 


- vải dệt kim đan ngang được hình thành bằng cách các sợi được uốn cong liên tục tạo thành hàng vòng, tất cả các vòng sợi trên một hàng vòng đều do một hoặc một số sợi tạo thành.
- Vải dệt kim đan ngang được chia thành các loại sau: Vải một mặt phải, hai mặt trái, vải đan hoa( dệt ké, sọc ngang, sọc dọc, chập vòng...)

1.1.2 Vải một mặt phải 


a. Cấu tạo 


Vải một mặt phải được gọi là vải trơn hay single, đây là kiểu dệt vải đơn giản nhất và cơ bản của vải dệt kim đan ngang. Vải được cấu tạo hai mặt khác nhau, một mặt trái và mặt phải. Các hàng vòng đều do một sợi tạo nên, các vòng sợi lồng với nhau theo hướng dọc để tạo ra các cột vòng.


b. Biểu diễn kiểu dệt 


c. Các tính chất và phạm vi sử dụng của vải một mặt phải 


Các hàng vòng đều do một sợi tạo nên, vì vậy vải một mặt phải dễ bị tuột vòng theo cả hai hướng(hướng dọc theo chiều đan và ngược chiều đan) để giảm tính tuột vòng cần phải tăng mật độ của vải, dùng loại sợi có độ ma sát và đàn hồi cao.

Ngoài ra, vải dệt trơn dễ bị quăn mép, đay là nhược điểm rất lớn của vải dệt lim, gây ảnh hưởng tới quá trình may sản phẩm sau này. Để hạn chế bớt nhược điểm này vải cần phải được xử lý, hoàn tất sau dệt để tạo thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo. Kiểu dệt này được dùng phổ biến để dệt bít tất,dệt quần áo thể thao, găng ta, áo mặc lót( may ô, áo ba lô....)


1.3 Vải hai mặt 

a. Cấu tạo 

Vải hai mặt phải được gọi là vải latxic hay vải rip, kiểu dệt này được tạo ra nằng cách đan xen kẽ tuần tự các cột vòng phải với các cột vòng trái( một cột vòng phải đến một cột vòng trái hoặc một cột vòng sợi phải đến hai vòng sợi trái, hai vòng sợi phải đén hai vòng sợi trái...); Các vòng sợi phair có xu hướng xít vào nhau, che lấp vòng sợi trái. Hình dáng bên ngoài của mặt vải trông gần giống kiểu dệt trơn, nhưng nhìn từ hai phía thấy toàn các vòng sợi phải, do vậy được gọi là vải hai mặt phải.

b. Biểu diễn kiểu dệt 


- Kiểu dệt latxtic 1+1

- Kiểu dệt latxtic 2+2

c. Tính chất và phạm vi sử dụng 

Kiểu dệt latxtic có tính chất co dãn tốt hơn so với kiểu dệt trơn. Vải dệt theo kiểu dệt này có chiều dày đáng kể( tùy thuộc vào số tổ hợp cotoj vòng phải và cột vòng trái) odoj bền kéo đứt
theo hướng dọc được nâng cao. Vải không có hiện tượng quăn mép nếu so tổ hợp cột vòng trái và phải bằng nhau; Cón nếu khác nhau thì vẫn có hiện tượng quăn mép như vải dệt trơn. DO vậy, để giảm độ quăn mép nên dùng sợi có độ đàn tính thấp, tăng mật độ của vải và giảm độ xoắn của sợi. Ngoài ra vải ít bị xoắn của sợi. Ngoài ra, vải ít bị sổ vòng hơn so với vải dệt trơn, vải chỉ bị tháo tuột vòng theo hướng ngược đan.

Kiểu dệt này thường được dùng để tạo ra các loại vải hình thành nên sản phẩm dệt kim mặc ngoài, hoặc dùng làm bo tay, bo gấu, cổ áo, cổ tất, găng tay....

1.4 Kiểu dệt hai mặt trái 

a. Cấu tạo 

Kiểu dệt hai mặt trái được cấu tạo bằng cách đan xen kẽ giữa các hàng vòng phải với các hàng vòng trái, theo hướng cột vòng cứ một cột vòng phải lại tới một cột vòng trái, giống như kiểu dệt trơn. Hai phía của mặt vải trông giống như mặt trái kiểu dệt trơn, nghĩa là các cung vòng được thể hiện rõ, các trụ vòng luôn bị đổi hướng và nối từ mặt nọ sang mặt kia của vải. Ở trạng thái bình thường các trụ vòng luôn luôn có xu hướng vuông góc với mặt vải

b,. Tính chất và phạm vi ứng dụng 

Vải kiểu dệt hai mặt trái có độ co dãn dọc và ngang tương tự nhau. Vải không có hiện tượng quăn mép đối với tổ hợp một cột vòng trái và một cột vòng phải ( tổ hợp 1+1), còn vải có tổ hợp cột vòng trái và cột vòng phải lớn hơn thì trong mỗi tổ hợp vải có hiện tượng quăn mép và  và cuộn sóng bởi vì các vòng cản trở lẫn nhau. Vải có độ dày gấp hai lần so với vải một mặt phải. Loại vải này cũng bị tuột vòng như vải một mặt phải theo hướng cùng chiều và ngược với chiều đan
Vải kiểu dệt hai mặt phải được dùng để tạo ra các loại sản phẩm dệt kim dùng trong may mặc, dệt khăn và dệt chăn

2. Kiểu dệt dẫn xuất vải dệt kim đan ngang 


2.1 kiểu dệt dẫn xuất của kiểu dệt trơn 

a. Cấu tạo 

Kiểu dệt dẫn xuất của kiểu dệt trơn là sự phối hợp giữa hai kiểu dệt trơn bằng các dệt xen kẽ giữa cột vòng của kiểu dệt trơn này với cột vòng của kiểu dệt trơn kia. Trên thực tế thì các cột vòng của hai hệ một mặt phải này được bố trí chênh nhau một phần hai chiều cao hàng vòng. Các sợi vòng luôn ở trạng thái kéo căng và các trụ vòng của hệ này tiếp xúc với cung vòng của hệ kia. Nếu ta bỏ đi một hệ sợi thì sẽ còn lại vải và một mặt phải

c. Tính chất và phạm vi ứng dụng 

Loại vải tạo ra từ dẫn xuất kiểu dệt trơn ổn định về kích thước và dày hơn so với loại vải tạo ra từ kiểu dệt cơ bản. Vải cũng bị tuột vòng và quăn mép giống như vải dệt trơn nhưng ít hơn. Độ bền kéo đứt theo hướng ngang lớn hơn khoảng hai lần so với dệt trơn. Phạm vi ứng dụng tương tự như vải trơn, dùng may quần áo thể thao và quần áo mặc ngoài.....

Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát chuyên sản xuất các loại chỉ may bao bì và chỉ may công nghiệp giá rẻ 
Nhà máy:  Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 


Vật liệu da trong ngành may mặc


Cùng chúng tôi tìm hiểu về vật liệu da dùng trong ngành may mặc là gì?  Cấu tạo, đặc điểm, tính chất của vật liệu da trong ngành may mặc


1. Khái niệm vật liệu da 


Các loại sản phẩm về da được tạo ra từ loại vật liệu da bao gồm: Da thiên nhiên và da hóa học

Da thiên nhiên hay còn gọi là da thật, được tạo ra từ một số loại động vật cỡ lớn chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê, ngoài ra cũng vẫn sử dụng những bộ da của một số loại động vật khác như: thú từng và một số loại cá biển, sinh vật biển

Da hóa học hay gọi là da nhân tạo hoặc giả da,được tạo nên trên cơ sở vải nền là những loại vải khác nhau và xử lý hoàn tất để hình thành nên vật liệu


2. Cấu tạo tính chất của da thiên nhiên trong may mặc

a. Cấu tạo của da thiên nhiên 


Da thiên nhiên được cấu tạo bởi các phần sau

- phần đầu và phần cổ
- Phần chân trước
- Phần chân sau
- Phần đuôi
- Phần bụng
- Phần lưng

Trong các phần cấu tạo của da động vật nói trên, phần da lưng có giá tri nhất, phần này đáp ứng được nhiều yêu cầu về tính chất của da động vật, còn các phần khác có số lượng ít hơn, diện tích hẹp hơn à chất lượng da kém hơn.

Thành phần cấu tạo chủ yếu của bộ da bao gồm: Nước H2O chiếm 50%-70%, đối với da tươi hàm lượng protit chiếm 95% so với khối lượng khô, chất khoáng chiếm 0.35%-0.5% còn lại là mỡ và các chất khác chiếm từ 0.530% tùy thuộc vào từng loại động vật

b. Tính chất của da thiên nhiên 


Tùy thuộc vào từng loại da mà có các tính chất thay đổi khác nhau, nhưng cũng thể hiện dưới dạng một số tính chất sau:

- Độ dày của da thay đổi trong phạm vi rất lớn từ 0.4-6 mm
- Độ xốp là do các lỗ chân long ở trên bề mặt da thực hiện chức năng thẩm thấu và trao đổi chất giữa da và môi trường bên ngoài, từ đó hình thành nên độ xốp. chiếm khoảng 22- 45 % so với diện tích bề mặt da

Da thiên nhiên là một trong những loại hàng hóa có giá trị cao, tùy theo kích thước, tính chất của từng loại mà da thiên nhiên được sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau cho phù hợp . Thông thường da thiên nhiên được sử dụng trong may mặc để tạo ra các loại áo mặc ngoài, làm găng ta, mũ hoặc sử dụng trong công nghiệp làm giày, dép và một số hàng hóa khác như túi da, dây lưng da, ví da

3. Cấu tạo và tính chất của da nhân tạo 


a. Cấu tạo và tính chất của da nhân tạo 


Nguyên liệu để tọa ra các loại da nhân tạo rất đa dạng bao gồm chủ yếu là các loại vật liệu polime như cao su thiên nhiên, các loại polime khac:Plouretan, polivininclorit, poloamit... Người ta sử dụng các phương pháp gia công khác nhua để đưa lớp polome phủ lên nền tạo ra vải giả da( phương pháp trực tiếp, phương pháp truyền và phương pháp cán láng)
Đại bộ phận những polime được sử dụng để hình thành nên da nhân tạo đều đáp ứng được những nhu cầu cần thiết, và các tính chất chủ yếu đối với mặt hàng da như bền dưới tác dụng của khí quyển, độ bền uốn cao và có độ bền mài mòn lớn.

b. Phạm vi sử dụng của da nhân tạo 


Hiện nay vấn đề sản xuất da hóa học phục vụ cho may mặc, trang phục ngày càng được quan tâm, sử dụng có hiệu quả và cạnh tranh với da thiên nhiên. Do chất lượng của mặt hàng từ vải giải da ngày càng được cải tiến, đồng thời trong một số trường hợp thị da nhân tạo còn chiếm phần lớn thị trường của một số mặt hàng mà trước đây chỉ có da thiên nhiên chiếm độc quyền như giày, túi xách, ví, dây lưng....

Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát chuyên sản xuất các loại chỉ may bao bì và chỉ may công nghiệp giá rẻ 
Nhà máy:  Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 


Các loại khóa kéo và cúc dùng trong may mặc


Cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm của khóa kéo, cúc dùng trong may mặc qua bài viết sau

1. Khóa kéo dùng trong may mặc 

- Đặc điểm của khóa kéo 


Khóa kéo dùng để mở ra và đóng vào, được dùng để may nẹp áo, cửa quần và may miệng túi... Yêu cầu của khóa kéo cần phải bền, khít và chắc, có màu phù hợp với màu vải ngoài của sản phẩm.

- Phân loại khóa kéo 

Khóa kéo có nhiều loại, căn cứ vào vật liệu làm khóa người ta phân khóa làm hai loại chính sau: Dây khóa kéo bằng nhựa, dây khóa kéo bằng kim loại và dây khóa kéo nilon. Trong mỗi loại này lại được phân nhỏ ra thành dây khóa kéo mở dưới, dây khóa kéo hai đường mở và dây khóa kéo đóng lưới

Dây khóa kéo được cấu tạo gồm các phần chính sau: Phần đầu khóa, răng khóa và băng vải. Ngoài ra thùy thuộc vào từng loại mà có thêm phần chặn trên và chặn dưới bằng nhựa, kim loại hoặc hộp ghim với hai phim dán...

Độ dài, ngắn của dây khóa kéo tùy thuộc vào loại sản phẩm khác nhau: Ví dụ dây khóa kéo may nẹp áo dài hơn so với dây khóa kéo may túi áo, túi quần và cửa quần: Dây khóa kéo may juyps ngắn hơn so với may váy va áo váy...

Để tạo nên được sự đa dạng và phong phú của dây khóa kéo, đầu khóa được thiết kế với hình dáng rất khác nhau: autolock( đầu khóa trượt tự động), Smeiautolock( đàu khóa trượt bán tự động), pinlock( đầu khóa trượt mã số pin), nonlock( đầu khóa trượt mã số)


2. Các loại cúc dùng trong may mặc

- Đặc điểm của các loại cúc 


Cúc dùng để mở ra và cài vào. có tác dung giữ chặt hay đóng kín và có tính chất trang trí làm đẹp, được dùng để đính lên sản phẩm quần áo: nẹp áo, cáp quần và miệng túi... hòa lẫn vào trang phục hay để làm nổi bật kiểu dáng độc đáo cho thời trang đó. Yêu cầu của cúc cần phải bền, chắc, có màu phù hợp với màu vải ngoài của trang phục

- Phân loại cúc 


Cúc có nhiều loại, căn chứ vào đường kính cúc và vật liệu làm cúc mà người ta chia cúc ra thành các loại như: Cúc nhựa, cúc kim loại, cúc gỗ.... trong mỗi loại này lại chia nhỏ thành các loại như cúc dập, cucs hai lỗ, cúc bốn lỗ....

- Quy định đính cúc
Đánh dấu vị trí đính cúc cho sản phẩm áo
- Để đánh dấu vị trí cúc người ta lấy nẹp áo phía thừa khuyết đặt chồng lên nẹp áo cần đính cúc sao cho khớp đường trung tâm, sau đó ghim vải ở giữa các lỗ khuyết. Dùng ghim kim thẳng xuyên qua lỗ khuyết và xướng tới lớp vải dưới, đối với loại khuyết đứng xỏ kim ngay giữa lỗ khuyết, còn đối với loại lỗ khuyết nằm xỏ kim tại mép gần nhất với mép ngoài của trang phục

Nhấc lỗ khuyết ra khỏi kim ghim, dùng kim đã xâu chỉ chập đôi tại vị trí kim vừa ghim, tiến hành đính cúc theo trình tự đã đánh dấu đảm bảo khoảng cách giữa các cúc là chuẩn xác.

Đính cúc 


Có nhiều phương pháp đính cúc tùy thuộc vào chủng loại cúc dối với cúc có lỗ thì thực hiện cách đính trên máy như sau:
- Điều chỉnh bề rộng mũi may và áp lực cho phù hợp với từng loại cúc
- Đặt cúc nằm dưới chân vịt, hạ thấp kim may vào giawux lỗ cúc. Hạ chân vịt
- Điều chỉnh bề rộng mũi may ziczac, khởi động máy và thực hiện đính cúc theo quy trình

3. Các phụ liệu khác trong may mặc 


Ngoài các phụ liệu như chỉ, vật liệu dựng, khóa kéo và cúc phụ liệu trong ngành may rất phong phú như: băng gai dính, các loại nút kim loại, dây thun, cá loại cài thúi xách,chốt chặn, móc áo, cước nguyên liệu cho dây kéo và các loại ren, ri băng trang trí. Tùy theo sản phẩm cụ thể mà các loại phụ liệu trên được phân loại nhỏ ra theo công dụng của chúng

Ngoài nguyên phụ liệu kéo ngành may mặc còn sử dụng các loại nguyên phụ liệu khác như chỉ may bao bì, kim, máy may các loại.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Vật liệu dựng trong may mặc




Cùng chúng tôi tìm hiểu về vật liệu dựng dùng trong may mặc là gì? Các loại vật liệu dựng 

1. Vật liệu dựng là gì?


Vật liệu dựng là phụ liệu chủ yếu sử dụng trong may mặc, góp phần tạo dáng cho sản phẩm may. Chức năng chính của vật liệu dựng sản phẩm may là để tạo bề mặt cứng, tạo độ phồng, tạo phom cho các chi tiết, định hình dáng cho sản phẩm phù hợp với dáng của cơ thể người mặc, làm tăng độ bền của sản phẩm và làm ấm cho cơ thể.


2. Phân loại vật liệu dựng 

a. Dựng dính 


Dựng dính hay còn gọi là mex, được tạo thành từ hai bộ phận: Bộ phận đế và nhựa dính. Khi là, dưới sức nóng của bàn là sẽ làm lớp nhựa dính nóng chảy và dính vào mặt trái của vải may. Khi sử dụng dựng dính cần lưu ý dùng vải đệm lót khi là để bảo vệ được bàn là và cung cấp được nhiều nhiệt hơn. Tùy thuộc vào loại đế mà mex được chia thành mex vải và mex giấy


- Mex vải 

Chất lượng của mex vải phụ thuộc vào phương pháp láng nhựa trên bề mặt của đế và nguyên liệu nhựa dán. Các phương pháp láng nhựa dính thường dùng là:
+ Mex liên xô( cũ)
- Khổ rộng trung bình: +88 +- 2 cm
- Độ co khi giặt: co dọc 1%, co ngang 0.5%
- Điều kiện là ép: Ở nhiệt độ 160 độ c, thời gian 10 giây, áp lực là: 2.5 kg lực/cm2.

+ Mex nam tư 

- vải đế: cotton 100%
- Nhựa láng: Polieste
- Điều kiện là ép: ở nhiệt độ 160 độ c, thời gian khoảng 12 giấy, ấp lực là 2,5 kg/cm2

+Mex tiệp khắc - kí hiệu tefix 300 

- vải đế: Cotton 100%
- Nhựa láng: Vinilaxeetat, etilen côplyner
- Độ co giặt: co dọc 1%, co ngang 1%
- Điệu kiện là ép: Ở nhiệt độ 160 độ c, thời gia 12 giây áp lực là 2,5 kg lực/cm2


+Mex tiệp khắc - kí hiệu tefix 301 

- Vải đế: Cotton 100%
- Nhựa láng: Vinilaxetat, etilen copolyner
- Độ co giặt: Co dọc 1,5 %, co ngang 1%
Điều kiện là ép: Ở nhiệt độ 160 độ C, thời gian 12 giây, áp lực là 2,5 kg lực/cm2

+ Mex tiệp khắc cũ kí hiệu Lipelin

- Vải đế: Cottton 100%
- Nhựa láng: Polieste
- Độ co giặt: Co dọc 3%, co ngang 2%
- Điều kiện là ép: Ở nhiệt độ 160 độ c, thời gian 12 giây, áp lực là 2,5 kg lực/ cm 2

- Mex giấy

Mex giấy thường được sử sụng làm tăng thêm độ cứng cho những sản phẩm cần độ cứng vừa phải và sản phẩm may từ những chi tiết nhẹ như: Cổ áo, măng sét, nạp áo, nẹp cổ nắp túi....
Một số mex giấy thường dùng: Mex giấy nhật, hàn quốc, trung quốc...

- Mex giấy loại thường dùng: Mex giấy nhật, hàn quốc, trung quốc....
- Mex giấy nhật loại có kí hiệu KN 110: Nhiệt độ là ép 160 - 170 độ c thời gian là ép 8 giây, áp lực là 3 kg/cm2
- Mex giấy trung quốc loại có ký hiệu CXZ: nhiệt độ là lép 110-12- thời gian là ép 7 giây, áp lực là 3 kg/ cm 2

b. Dựng không dính 


Dựng không dính bao gồm vải dựng, xốp, tấm bông ... giữ vai trò nâng đỡ trong hầu hết trang phục. Lớp dựng này được đặt nằm bên trong vải may, dùng để tạo hình và dựng cứng các chi tiết như cổ áo, tay áo, nẹp, cạp quần, miệng túi và ve áo khoác ngoài

Ngoài vật liệu dựng được sử dụng nhiều trong ngành may mặc. Các sản phẩm khác như chỉ may bao bì, kim, vải, các loại dây, da cũng được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com




Vật liệu may


Cùng chúng tôi tìm hiểu về vật liệu may và các loại vật liệu may qua bài viết sau

1. Vật liệu may là gì ? 


Vật liệu may là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về các loại vật, liệu được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực may mặc để tạo thành các loại quần áo. Đối tượng nghiên cứu của vật liệu may bao gồm: Tơ, xơ, sợi, chỉ, vải....

Để có những kiến thước về vật liệu may cần phải tiếp cận với một số môn học khác như Toán, Lý, Hóa và một số môn chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ như kéo sợi, dệt vải, ....Hiểu biết về đặc trưng cấu tạo và tính chất của vật liệu may liên quan đến việc sản xuất ra các chế phẩm dệt và cách lựa chợn các loại vật liệu này trong quá trình sử dụng sản phẩm may mặc cũng như thực hiện được các khâu tiết kiệm hợp lý trong sản xuất. Ngoài việc làm nguyên liệu phục vụ cho ngành may, vật liệu may còn được dùng trong công nghiệp, trong y tế và trong các lĩnh vực văn hóa xã hội. Sử dụng vật liệu may để may quần áo chống nống dùng trong công nghiệp luyện kim, trang phục bảo hộ trong cứu hỏa: làm lưới đánh cá, các loại dây, làm bông băng chỉ khâu trong y tế, vải dù, vải dù, vải bạt trong quân đội, vải che phủ các loại thiết bị máy móc và làm lán trại...vvv..



Theo thống kê, sản lượng sợi cung cấp cho ngành công nghiệp dệt ở Việt Nam vào khoảng 145.000 tấn/ nam. Trong đó khoảng 30% là sợi bông, còn lại là 70% là sợi hóa học và sợi pha: Đáp ứng gần 30% nguyên liệu cho ngành dệt, còn lại là nhập khẩu 80%. Tuy nhiên chất lượng vải phục vụ cho ngành may xuất khẩu còn thấp và không ổn định, do vậy nguyên liệu chính cũng như nguyên liệu sử dụng cho may xuất khẩu chủ yếu là nhập từ nước ngoài

Môn học vật liệu may nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về nguyên liệu may mặc, giúp học sinh hiểu và biết được đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách nhận biết của chúng, biết phân biệt và sử dụng từng loại nguyên liệu may.

2. Các loại nguyên liệu may trong ngành may mặc 


Nguyên liệu may dùng trong ngành may mặc rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như về chất lượng. Dựa vào đặc điểm và vai trò của từng nguyên liệu đối với sản phẩm may mặc mà người ta chia vật liệu may làm các nhóm chính sau:

- Vật liệu chính: Dùng để may các loại quần áo mặc ngoài, mặc lót( chiếm khoảng 80% tổng số vật liệu may, bao gồm các loại vải như vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, lông tự nhiên, lông hóa học...
- Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu để giữ nhiệt, liên kết, vật liệu đựng, gài và vật liệu trang trí: như kim, chỉ may công nghiệp, cúc, khuy.... trong mỗi loại này lại được chia nhỏ theo cách ghép nối giữa các chi tiết với nhau tùy theo sản phẩm.

Ngày nay sản phẩm may mặc ngày càng đa dạng, phong phú và thay đổi không ngừng, chúng ta cần phải tiếp cận và xây dựng được hệ thống vật liệu tạo ra chúng. Như vậy, vật liệu may đã giúp cho người thiết kế nói riêng và nhà sản xuất, người tiêu dùng có ý tưởng sáng tác, phát huy và giữ gìn được giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng của trang phục, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp may mặc phát triển.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com



Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Các loại quần áo

Cùng với sự phát triển đời đời sống tinh thần, ngoài chức năng bảo vệ quần áo , trang phục vật trang trí cơ thể. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại quần áo nhé

1. Quần áo được phân theo nguyên liệu 


Gồm có quần áo may từ: Vải dệt kim, vải thoi, vải không dệt, da lông tự nhiên, da lông nhân tạo

2. Quần áo được phân theo giới tính lứa tuổi 


- Có quần áo nam, quần áo nữ, quần áo trẻ em
- Quần áo nam nữ lại được chia ra quần áo cho thanh niên, cho người đứng tuổi cho người già
- Quần áo trẻ em cũng chia ra nhiều loại phục vụ cho nhiều đối tượng như trẻ em ở tuổi nhà trẻ, trẻ em ở tuổi mẫu giáo, học sinh phổ thông cơ sở, học sinh phổ thông trung học.


3. Theo mùa và khí hậu 


Quần áo phải phù hợp với những đặc điểm riêng về khí hậu, thời tiết trong năm. Do đó, có các loại quần áo mùa xuân và thu, quần áo mùa hè, quần áo mùa ddongo. quần áo chọn đúng theo thời tiết, khí hậu sẽ tạo cho người mặc cảm giác dễ chịu, thoải mái, đảm bảo sức khỏa trong quá trình làm việc và nghỉ ngơi

4. Quần áo phân theo công dụng 


- Quần áo mặc lót( tiếp xúc với cơ thể, được may từ vật liệu mềm mại, có đường chỉ may bao bì nhỏ thanh mảnh tạo độ co giãn cao để luôn luôn bó sát người mà vẫn thoáng mát.....)
- Quần áo mặc trong dịp lễ hội(với vật liệu đẹp, màu sắc tươi sáng, kiểu may cầu kỳ, thường đi kèm những trang phục khác như găng tay, ví, đồ, trang sức...)
- Quần áo lao động sản xuất( Như quần áo bảo hộ lao động của công nhânm, áo blouse trắng của nhân viên y tế.....)
- Quần áo đồng phục( có kiểu dáng thống nhất, bắt buộc mọi thành viên trong một tập thể nhất định phảo mặc như đồng phục của công nhân, của học sinh, của quân đội, của tiếp  viên hàng không...)
- Quần áo thể dục thể thao ( có kiểu thích hợp riêng cho từng môn  thể thao)
- Quần áo trong biểu diễn nghệ thuật( loại đặc biệt dành cho nghệ sĩ sân khấu, ca sĩ, hiễn viên xiếc... kể cả loại đặc biệt cho đông đảo quần chúng trong các vũ hội hoặc hóa trang).

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Chức năng của quần áo và những yêu cầu đối với quần áo

Quần áo là thứ không thể thiết đối với con người từ xa xưa đến nay. Vậy chức năng của quần áo là gì? Và cần đáp ứng những yêu cầu gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

1. Những chức năng cơ bản của quần áo 

 - Chức năng bảo vệ 

Hằng này, môi trường bao quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của cơ thể con người .nhờ quần áo mà xung quanh cơ thể hình thành nên một lớp vi khí hậu nhân tạo. Những yếu tố cơ bản của vi khí hậu đó là: Nhiệt độ, độ ẩm tương đối và lượng kí cacbon.

Nhiều lớp của quần áo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp vi khí hậu nhân tạo theo ý muốn của con người. Đó là lớp quần áo lót, quần áo mặc ngoài, may từ những nguyên vật liệu khác nhau về độ bó sát và về tính chất giữ nhiệt đối với bề mặt cơ thể.

Cho đến nay, quần áo hiện đại là kết quả thực nghiệm của hàng loạt thế kỷ qua. Sự phát triển về kiểu dáng của chúng luôn gắn liền với sinh hoạt và lao động của con người trong các điều kiện khí hậu và nhiều yếu tố khác.



- Chức năng thẩm mỹ 

Là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất góp phần trong việc tạo dáng sao cho quần áo có thể vừa tôn vinh những nét đẹp vừa che dấu những khuyết tật của cơ thể.

2. Những yêu cầu với quần áo 


Là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất góp phần trong việc tạo dáng sao cho quần áo có thể vừa tôn vinh những nết đẹp vừa che dấu những khuyết tật của cơ thể.


Những yêu cầu với quần áo 


Hoạt động của con người diễn biến trong những điều kiện rất khác nhau nên rất phức tạp và đa dạng.. Vì vậy, quần aoas trong từng điều kiện cụ thể cần phải có những tính chất nhất định để thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động con người.

1, Yêu cầu vệ sinh 


Được đặc trưng bởi tính giữ nhiệt, tính hút ẩm và độ thông kí của quần áo. Chúng phải phù hợp với nhiệt độ không khí xung quanh, phù hợp với vận động tự nhiên của con người. Cấu tạo của quần áo phải đảm bảo sự hít thở thoải mái tự do và sự lưu thông máu dễ dàng, đảm bảo sự thuận tiện khi sử dụng

2. Yêu cầu thẩm mỹ 


Tính thẩm mỹ không chỉ được chúy ý nhiều lúc đầu là ở những loại quần áo lễ hội, quần áo biểu diễn... Và sau này, khi đời sống được nâng cao thì người ta quan tâm đến cá tính thẩm mỹ của những loại quần áo may mặc thường ngày, những bộ quần áo lao động. Nghỉ ngơi hay làm việc trong những bộ quần áo đẹp, phù hợp với cơ thể, con người sẽ cảm thấy hứng thú, yêu đời hơn

3. Yêu cầu kinh tế- kĩ thuật 


Việc sản xuất quần áo với chất lượng cao đáp ứng mọi lứa tuổi đòi hỏi kết cấu của sản phẩm may phải hiện đại và thỏa mãn những yêu cầu sau
Hình dáng bên ngoài sản phẩm phải hợp thời trang
Sản phẩm phải tạo dáng đẹp cho cơ thể con người, đồng thời phải phù hợp với số lượng lớn người tiêu dùng theo cỡ, vóc dáng
Phải thuận tiện trong việc gia công, phải có tính kinh tế về lao động và chất liệu

Nhà tài trợ:

Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát chuyên sản xuất các loại chỉ may bao bì, chỉ may công nghiệp giá rẻ 
 Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 


Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Danh sách các công ty may mặc lớn nhất tại việt nam


Danh sách các công ty may mặc lớn nhất việt nam

May mặc là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của việt nam.
Với tốc độ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành may mặc của Việt Nam đang phát triển đến giai đoạn phát triển rất mạnh mẹ, mang lại cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm uy tín và đảm bảo chất lượng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới quý bạn đọc của Chúng tôi những công ty may mặc lớn nhất và sản phẩm được nhiều người biết nhất.

1. Tổng Công ty CP Phong Phú


Tiền thân của Tổng Công ty CP Phong Phú là Khu Kỹ nghệ Sicovina - Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Nhà máy đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngày 14/10/1964 và chính thức đi vào hoạt động năm 1966, do chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý.

Thông tin liên lạc

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ

48 Tăng Nhơn Phú, KP3, P. Tăng Nhơn Phú B, Q.9, TP. HCM, Việt Nam

Điện Thoại: 028 6684 7979 - Fax: 028 3728 1893

E-mail: info@phongphucorp.com


2. Tổng Công ty dệt may Gia Định


Tiền thân của Công ty Dệt may Gia Định là Xí nghiệp Dệt số 3. Đến năm 1992 được thành lập Công ty Dệt may Gia Định theo Quyết định số 190/QĐ-UB ngày 09/12/1992 của Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 09/12/2005. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 6231/QĐ –UBND về việc tổ chức lại Công ty Dệt may Gia Định hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con, gồm có 15 công ty, trong đó Công ty Dệt may Gia Định là công ty mẹ 100% vốn nhà nước (2 công ty con, 12 công ty liên kết, liên doanh). Đến ngày 15/11/2006, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4106000320


Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Số 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-028) 3.8214302

Fax:(84-028) 3.8216794

Email: info@giditexco.com.vn

Website: giditexco.com.vn

3. Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX) 


Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX) tiền thân là nhà máy Sợi Hà Nội (Sợi Đức) được thành lập ngày 21/11/1984. trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển đến nay HANOSIMEX có 8 Công ty cổ phần, 4 nhà máy thành viên với gần 4500 cán bộ công nhân viên . HANOSIMEX là một Tổng Công ty lớn nằm trong chuỗi cung ứng Sợi - Dêt - May - Chỉ may  của VINATEX với các nhà máy sản xuất tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Thị trường xuất khẩu: Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Đài Loan...

Thông tin liên hệ 

Trụ sở Tổng công ty: Tòa nhà Nam Hải LakeView (Tầng 8) Khu đô thị Vĩnh Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nôiị
Điện thoại:  +84 24 38621225
Fax:            +84 24 38621224
Email: support@hanosimex.com.vn

4. Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè - NBC


NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn hoạt động từ trước năm 1975.

Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này thành Xí nghiệp may khu chế xuất. Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí nghiệp khoảng 200 người

Thông tin liên hệ:

TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ - CTCP

Địa chỉ: 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

MST: 0300398889 ĐT: (028) 38720077 - 38729124 Fax: (028) 38725107

Website: nhabe.com.vn


5.  TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN


29/11/1975 : Bà Nguyễn Thị Hạnh được Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp quản Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty, vốn là một nhà máy tư nhân của người Hoa trước đây.

20/11/1976 : công ty được đổi tên thành Xí nghiệp may Việt Tiến với ý nghĩa Việt Nam tiến lên. Đội ngũ công nhân lúc bấy giờ chưa nhiều. Bà Hạnh, giám đốc đầu tiên của Việt Tiến, đã mạnh dạn sử dụng lực lượng lao động là anh em bộ đội vừa trở về từ chiến trường, nay lại chiến đấu trên mặt trận sản xuất. Quyết định ngày ấy đã có ý nghĩa quan trọng đối với những bước đi của Việt Tiến sau này. Xí nghiệp may Việt Tiến với chức năng ban đầu là sản xuất các mặt hàng bảo hộ cho thị trường nội địa. Các sản phẩm làm ra được Cộng hòa Liên bang Xô viết đánh giá rất cao

Thông tin liên hệ:

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
07 Lê Minh Xuân - Q. Tân Bình - TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.28) 38640800 (22lines)
Email: tongdai@viettien.com.vn

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com

Tính chất kháng khuẩn của vải cotton được xử lý bằng hạt nano bạc


Cùng chúng tôi tìm hiểu về tính chất kháng khuẩn của vải cotton đã được xử lý bằng hạt nano bạc

Ứng dụng của phân tử nano vào việc kháng khuẩn của vải cotton 


Trong những năm gần đây các phân tử có kích cỡ nano đã được tập trung vào sự kìm hãm vi khuẩn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động kháng khuẩn bằng việc ứng dụng hai loại phân tử nano bạc trên vải cotton. Đây là những phân tử MesoSilver và hợp chất clorua bạc (silpure). Clorua bạc, được sử dụng trong phân tán dung dịch nước, được trộn với một đơn phân trước khi áp dụng trên vải. MesoSilver là bạc nguyên chất có kích thước phân tử subnanometer lơ lửng trong nước khử ion. Silpure được phủ và lưu hóa trên vải cotton. MesoSilver được phủ lên vải theo cách làm khô không khí. Các hình ảnh SEM của các mẫu vải đã được xử lý Silpure- và MesoSilver cho thấy sự phân tán phân tử trên vải là tốt. Việc phân tích EDX được tiến hành để xác nhận sự hiện diện của các phân tử bạc trên bề mặt vải. Các nghiên cứu sinh học thể hiện rằng không có sự phát triển của vi khuẩn trên cả hai mẫu đã được xử lý; trong khi các mẫu chưa được xử lý thì đã cho thấy sự phát triển của vi khuẩn. Các mẫu silpure thể hiện khả năng bền giặt tuyệt vời; Tuy nhiên các mẫu MesoSilver thì không


Các phân tử có kích cỡ nano đã là trọng tâm của nhiều nghiên cứu gần đây, vì lợi ích của việc tạo ra các vật liệu đã được cải thiện các đặc tính hay khả năng hoạt động mới. Có một số tác nhân kháng khuẩn, bao gồm các dung dịch muối kim loại như CuSO4 hoặc ZnSO4, và các hợp chất hữu cơ như kẽm pyrithione (Zn (1-hydroxy-2- pyridinethione) 2) đã được phát triển cho các ứng dụng trong dệt may (Jeong, Hwang, & Yi, 2005; Morris & Welch, 1983). Bạc đã được tìm thấy là một yếu tố kháng khuẩn hiệu quả trong việc nó liên kết với các phân tử protein và ức chế sự chuyển hóa tế bào, do đó tiêu diệt vi sinh vật (Ki, Kim, Kwon, & Jeong, 2007; Lee, Yeo, & Jeong, 2003; Sung, Yun, & Sung, 2005). Ki et al. (2007) đã khảo sát đặc tính chống vi khuẩn của len dệt sử dụng Sulfur nano bạc dựa trên chất keo ethanol. Các nhà khảo sát thu được hiệu quả kháng khuẩn tốt chống lại các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Klebsiella pneumoniae. Lee và Jeong nghiên cứu những tiềm năng kháng khuẩn của dung dịch keo bạc trên các sản phẩm dệt may và tính vô hại của bạc trên da. Vải đã qua xử lý được thử nghiệm thành công chống lại S.aureus và Escherichia coli, vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm, tương ứng

(Lee et al., 2003) .Mahltig, Fiedler, và Böttcher (2004) đã xử lý vải dệt với các lớp silica đã được tráng phủ với các phân tử bạc. Đặc tính kháng khuẩn của vải đã xử lý được đánh giá chống khuẩn E. coli cho thấy sự ức chế mạnh thậm chí sau khi giặt mẫu vật.

Bạc không độc hại cho da của con người (Tiller, Lee, Lewis, & Klibanov, 2002; Tiller, Liao, Lewis, & Klibanov, 2001; Vigo & Benjaminson, 1981) do tính chất không độc hại của nó, và điều này làm cho nó một chất liệu khử trùng an toàn để được sử dụng trên quần áo hoặc các sản phẩm dệt may khác. Nó được cho rằng các tác dụng kháng khuẩn của ion bạc liên quan đến hoặc sự co lại của các màng tế bào chất hay sự giải thoát của nókhỏi những vách tế bào. Như một hệ quả, các phân tử DNA trở nên đông đặc và do đó mất khả năng tái tạo khi có sự xâm nhập của các ion bạc.


Các ion bạc cũng tương tác với các nhóm thiol trong protein từ đó lần lượt làm giảm hoạt tính protein của vi khuẩn (Feng et al, 2000;. Sung et al, 2005.). Ưu điểm của các chất liệu cấu trúc nano này là chúng có một diện tích bề mặt lớn hơn so với các chất liệu truyền thống (Cox, 1999); điều này cho phép một số lượng nhỏ của các phân tử nano bạc có thể phủ một diện tích bề mặt vải lớn nếu


chúng có thể được phân tán một cách hiệu quả. Xing, Yang, và Dai (2007) cũng đã nghiên cứu hoàn tất kháng khuẩn của hàng dệt bông bằng các phân tử bạc dạng gelnhúng (bạc nitrat). Nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vải chống E. coli như một mô hình cho các vi khuẩn Gram âm. Kết quả cho thấy tác dụng kháng khuẩn cùng độ bền giặt tuyệt vời. Lenard báo cáo rằng các nguyên tử keo bạc có thể giết chết gần như bất kỳ vi khuẩn nào mà tiếp xúc với nó. Hầu hết các tác nhân chống vi khuẩn ngày nay đều chỉ ngừng hoạt động hoặc giết chỉ một phổ hạn chế vi khuẩn, virus, nấm và những tác nhân này cũng thường phát triển các loài kháng nhưng các công thức bạc-protein là ngoại lệ cho quy tắc này (Lenard,n.d

Patton et al. tạo ra sợi kháng khuẩn bằng cách xử lý các sợi với các phân tử bạc dạng nhũ tương sử dụng quá trình ngấm ép hoặc tráng phủ. Sản phẩm được phát triển cho một số ứng dụng kháng khuẩn và các chi tiết quá trình đã được mô tả trong các ứng dụng bản quyền. Cohen et al. (2007) xử lý lưới polypropylene với các phân tử tinh thể nano bạc bằng cách sử dụng một phương pháp bay hơi. Các mẫu được thử nghiệm với S. aureus cho các hoạt động biôxít bằng cách đo các vùng ức chế. Họ quan sát thấy các lưới đã được xử lý biểu hiện trung bình đến mức độ cao của sự ức chế tùy thuộc vào mức độ bạc được nạp trong khi lưới không được xử lý không cho thấy bất kỳ hoạt tính kháng khuẩn nào. Ứng dụng của các phân tử nano bạc trên vải lụa đã được nghiên cứu bởi Gulrajani, Gupta, Periyasamy, và Muthu (2008). Họ sản xuất các phân tử nano bạc sử dụng một phương pháp hóa học bằng cách giảm nitrate bạc với chất khử như hydrazine và glucose. Vải lụa được xử lý với nitrate bạc ở độ PH giữa 3 và 4. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các hoạt động kháng khuẩn tốt đối với S. aureus và các mẫu được duy trì lên đến 80% hoạt động kháng khuẩn sau năm chu trình giặt

Bài viết này mô tả một nghiên cứu về ứng dụng của các phân tử nano bạc trong hai hình thức khác nhau trên một loại vải bông để đạt được các đặc tính chống vi khuẩn đáng kể mà không làm thay đổi các tính chất cơ bản của vải với một sự chú trọng vào kỹ thuật ứng dụng.

Đánh giá kháng vi sinh vật của các sợi vải được phủ mạ nano bạc 

Một đánh giá về các hoạt động chống vi khuẩn của các mẫu sợi vải đã qua xử lý cũng với các hạt bạc nano đã được tiến hành bằng việc sử dụng phương pháp AATCC 147-2004 và đã được so sánh với sợi vải chưa qua xử lý. Độ rộng trung bình của khu vực bị hạn chế, dọc theo đường sọc, trên đường biên của mẫu kiểm tra đã được tính toán như đã quy định trước đó; độ tăng trưởng trực tiếp theo các mẫu đã được nêu trong Bảng 1. Khi mẫu sợi vải được đặt trên đỉnh sàng vải chống khuẩn, các phân tử kháng vi sinh vật (các hạt bạc) từ sợi vải khuyếch tán vào môi trường có sàng vải chống khuẩn (tăng trưởng). Các mẫu cotton Silpure và MesoSilver đã qua xử lý chi ra rằng không có sự gia tăng vi khuẩn theo khu vực liên kết mẫu, đây là nơi mà mẫu chưa qua xử lý đã xuất hiện sự gia tăng vi khuẩn. Khu vực hạn chế đối với các sợi vải đã qua xử lý là 1.66 mm và 1.21 mm tương ứng với các sợi vải Pilture và MesoSilver đã qua xử lý, trong khi sợi vải chưa qua xử lý chưa

Các mẫu đã qua xử lý Silpure cũng như là MesoSilver đã được làm bay hơi trong dung dịch xà phòng trong nửa giờ đồng hồ và quy trình này được lặp lại năm lần để kiểm tra độ bền khi giặt của sợi vải. Các mẫu này đã được xử lý cùng với bạc chloride (Silpure) và các phương pháp MesoSilver trong chín tháng trước khi kiểm tra giặt. Sau khi tráng và sấy khô, các mẫu đã giặt được kiểm tra theo phương pháp SEM. Hình ảnh SEM của các mẫu Silpure

Quang phổ EDX (hình 7) xác nhận sự xuất hiện của bạc trên mẫu sợi vải và đã được quan sát trên hình ảnh SEM (hình 6) trọng lượng mẫu giảm do việc bay hơi đã được xác định bằng việc cân trọng lượng của các mẫu trước và sau khi giặt. Giá trị trọng lượng giảm của mẫu giống với giá trị của mẫu chưa qua kiểm tra là 2%. Sự giảm thiểu nhỏ về trọng lượng của mẫu được xem như không liên quan đến kết quả của hạt bạc nhỏ vì trọng lượng giảm của các sợi chưa qua xử lý giống với những sợi vải đã qua xử lý.

Hình ảnh SEM của mẫu đã qua xử lý MesoSilver sau khi giặt có thể thấy thêmtrên hình 8. Nó là bằng chứng về việc hầu hết các hạt MesoSilver đã bị loại bỏ như kết quả giặt mẫu có thể được xem như không có polymer trong MesoSilver để gắn kết chặt chẽ các hạt trên các sợi vải

Những sự khác biệt này đã được phản ánh rõ ràng trong thử nghiệm tính kháng khuẩn. Ở đó mẫu được xử lý silpure sau giặt vẫn duy trì các hoạt tính kháng khuẩn như mẫu chưa xử lý, chưa qua giặt. Tuy nhiên, mẫu được xử lý MesoSilver không cho thấy các hoạt tính kháng khuẩn sau giặt. Những kết quả này chỉ ra rằng, các phân tử bạc trong dung dịch Silpure đã được thẩm thấu trong vải và chúng có đặc tính bioxit rất cao, mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ của các phân tử bạc trên bề mặt vải. 

Điều này có thể phát sinh từ thực tế là các hạt nano có tỷ lệ khối lượng phân tử cao. Giải pháp MesoSilver mặc dù thể hiện tốt trong suốt thử nghiệm kháng khuẩn trước giặt mẫu nhưng không thê chịu được thử nghiệm độ bền giặt mà có thể yêu cầu bổ xung của polymer (polyvinyl phái sinh) trong bồn giặt tiếp theo để cải thiện độ bền giặt

Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát Chuyên sản xuất các loại chỉ may bao công nghiệp, Chỉ may bao giá rẻ....
 Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 

Sợi cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...