Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Vật liệu da trong ngành may mặc


Cùng chúng tôi tìm hiểu về vật liệu da dùng trong ngành may mặc là gì?  Cấu tạo, đặc điểm, tính chất của vật liệu da trong ngành may mặc


1. Khái niệm vật liệu da 


Các loại sản phẩm về da được tạo ra từ loại vật liệu da bao gồm: Da thiên nhiên và da hóa học

Da thiên nhiên hay còn gọi là da thật, được tạo ra từ một số loại động vật cỡ lớn chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê, ngoài ra cũng vẫn sử dụng những bộ da của một số loại động vật khác như: thú từng và một số loại cá biển, sinh vật biển

Da hóa học hay gọi là da nhân tạo hoặc giả da,được tạo nên trên cơ sở vải nền là những loại vải khác nhau và xử lý hoàn tất để hình thành nên vật liệu


2. Cấu tạo tính chất của da thiên nhiên trong may mặc

a. Cấu tạo của da thiên nhiên 


Da thiên nhiên được cấu tạo bởi các phần sau

- phần đầu và phần cổ
- Phần chân trước
- Phần chân sau
- Phần đuôi
- Phần bụng
- Phần lưng

Trong các phần cấu tạo của da động vật nói trên, phần da lưng có giá tri nhất, phần này đáp ứng được nhiều yêu cầu về tính chất của da động vật, còn các phần khác có số lượng ít hơn, diện tích hẹp hơn à chất lượng da kém hơn.

Thành phần cấu tạo chủ yếu của bộ da bao gồm: Nước H2O chiếm 50%-70%, đối với da tươi hàm lượng protit chiếm 95% so với khối lượng khô, chất khoáng chiếm 0.35%-0.5% còn lại là mỡ và các chất khác chiếm từ 0.530% tùy thuộc vào từng loại động vật

b. Tính chất của da thiên nhiên 


Tùy thuộc vào từng loại da mà có các tính chất thay đổi khác nhau, nhưng cũng thể hiện dưới dạng một số tính chất sau:

- Độ dày của da thay đổi trong phạm vi rất lớn từ 0.4-6 mm
- Độ xốp là do các lỗ chân long ở trên bề mặt da thực hiện chức năng thẩm thấu và trao đổi chất giữa da và môi trường bên ngoài, từ đó hình thành nên độ xốp. chiếm khoảng 22- 45 % so với diện tích bề mặt da

Da thiên nhiên là một trong những loại hàng hóa có giá trị cao, tùy theo kích thước, tính chất của từng loại mà da thiên nhiên được sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau cho phù hợp . Thông thường da thiên nhiên được sử dụng trong may mặc để tạo ra các loại áo mặc ngoài, làm găng ta, mũ hoặc sử dụng trong công nghiệp làm giày, dép và một số hàng hóa khác như túi da, dây lưng da, ví da

3. Cấu tạo và tính chất của da nhân tạo 


a. Cấu tạo và tính chất của da nhân tạo 


Nguyên liệu để tọa ra các loại da nhân tạo rất đa dạng bao gồm chủ yếu là các loại vật liệu polime như cao su thiên nhiên, các loại polime khac:Plouretan, polivininclorit, poloamit... Người ta sử dụng các phương pháp gia công khác nhua để đưa lớp polome phủ lên nền tạo ra vải giả da( phương pháp trực tiếp, phương pháp truyền và phương pháp cán láng)
Đại bộ phận những polime được sử dụng để hình thành nên da nhân tạo đều đáp ứng được những nhu cầu cần thiết, và các tính chất chủ yếu đối với mặt hàng da như bền dưới tác dụng của khí quyển, độ bền uốn cao và có độ bền mài mòn lớn.

b. Phạm vi sử dụng của da nhân tạo 


Hiện nay vấn đề sản xuất da hóa học phục vụ cho may mặc, trang phục ngày càng được quan tâm, sử dụng có hiệu quả và cạnh tranh với da thiên nhiên. Do chất lượng của mặt hàng từ vải giải da ngày càng được cải tiến, đồng thời trong một số trường hợp thị da nhân tạo còn chiếm phần lớn thị trường của một số mặt hàng mà trước đây chỉ có da thiên nhiên chiếm độc quyền như giày, túi xách, ví, dây lưng....

Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát chuyên sản xuất các loại chỉ may bao bì và chỉ may công nghiệp giá rẻ 
Nhà máy:  Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...