Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Một số kiểu dệt vải


Cùng chúng tôi tìm hiểu về một số kiểu dệt vải và dệt kim trong ngành may mặc

1. Vải dệt kim đan ngang 


1.1 vải dệt kim đan  ngang cơ bản 


1.1.1 Khái niệm vải dệt kim đang ngang 


- vải dệt kim đan ngang được hình thành bằng cách các sợi được uốn cong liên tục tạo thành hàng vòng, tất cả các vòng sợi trên một hàng vòng đều do một hoặc một số sợi tạo thành.
- Vải dệt kim đan ngang được chia thành các loại sau: Vải một mặt phải, hai mặt trái, vải đan hoa( dệt ké, sọc ngang, sọc dọc, chập vòng...)

1.1.2 Vải một mặt phải 


a. Cấu tạo 


Vải một mặt phải được gọi là vải trơn hay single, đây là kiểu dệt vải đơn giản nhất và cơ bản của vải dệt kim đan ngang. Vải được cấu tạo hai mặt khác nhau, một mặt trái và mặt phải. Các hàng vòng đều do một sợi tạo nên, các vòng sợi lồng với nhau theo hướng dọc để tạo ra các cột vòng.


b. Biểu diễn kiểu dệt 


c. Các tính chất và phạm vi sử dụng của vải một mặt phải 


Các hàng vòng đều do một sợi tạo nên, vì vậy vải một mặt phải dễ bị tuột vòng theo cả hai hướng(hướng dọc theo chiều đan và ngược chiều đan) để giảm tính tuột vòng cần phải tăng mật độ của vải, dùng loại sợi có độ ma sát và đàn hồi cao.

Ngoài ra, vải dệt trơn dễ bị quăn mép, đay là nhược điểm rất lớn của vải dệt lim, gây ảnh hưởng tới quá trình may sản phẩm sau này. Để hạn chế bớt nhược điểm này vải cần phải được xử lý, hoàn tất sau dệt để tạo thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo. Kiểu dệt này được dùng phổ biến để dệt bít tất,dệt quần áo thể thao, găng ta, áo mặc lót( may ô, áo ba lô....)


1.3 Vải hai mặt 

a. Cấu tạo 

Vải hai mặt phải được gọi là vải latxic hay vải rip, kiểu dệt này được tạo ra nằng cách đan xen kẽ tuần tự các cột vòng phải với các cột vòng trái( một cột vòng phải đến một cột vòng trái hoặc một cột vòng sợi phải đến hai vòng sợi trái, hai vòng sợi phải đén hai vòng sợi trái...); Các vòng sợi phair có xu hướng xít vào nhau, che lấp vòng sợi trái. Hình dáng bên ngoài của mặt vải trông gần giống kiểu dệt trơn, nhưng nhìn từ hai phía thấy toàn các vòng sợi phải, do vậy được gọi là vải hai mặt phải.

b. Biểu diễn kiểu dệt 


- Kiểu dệt latxtic 1+1

- Kiểu dệt latxtic 2+2

c. Tính chất và phạm vi sử dụng 

Kiểu dệt latxtic có tính chất co dãn tốt hơn so với kiểu dệt trơn. Vải dệt theo kiểu dệt này có chiều dày đáng kể( tùy thuộc vào số tổ hợp cotoj vòng phải và cột vòng trái) odoj bền kéo đứt
theo hướng dọc được nâng cao. Vải không có hiện tượng quăn mép nếu so tổ hợp cột vòng trái và phải bằng nhau; Cón nếu khác nhau thì vẫn có hiện tượng quăn mép như vải dệt trơn. DO vậy, để giảm độ quăn mép nên dùng sợi có độ đàn tính thấp, tăng mật độ của vải và giảm độ xoắn của sợi. Ngoài ra vải ít bị xoắn của sợi. Ngoài ra, vải ít bị sổ vòng hơn so với vải dệt trơn, vải chỉ bị tháo tuột vòng theo hướng ngược đan.

Kiểu dệt này thường được dùng để tạo ra các loại vải hình thành nên sản phẩm dệt kim mặc ngoài, hoặc dùng làm bo tay, bo gấu, cổ áo, cổ tất, găng tay....

1.4 Kiểu dệt hai mặt trái 

a. Cấu tạo 

Kiểu dệt hai mặt trái được cấu tạo bằng cách đan xen kẽ giữa các hàng vòng phải với các hàng vòng trái, theo hướng cột vòng cứ một cột vòng phải lại tới một cột vòng trái, giống như kiểu dệt trơn. Hai phía của mặt vải trông giống như mặt trái kiểu dệt trơn, nghĩa là các cung vòng được thể hiện rõ, các trụ vòng luôn bị đổi hướng và nối từ mặt nọ sang mặt kia của vải. Ở trạng thái bình thường các trụ vòng luôn luôn có xu hướng vuông góc với mặt vải

b,. Tính chất và phạm vi ứng dụng 

Vải kiểu dệt hai mặt trái có độ co dãn dọc và ngang tương tự nhau. Vải không có hiện tượng quăn mép đối với tổ hợp một cột vòng trái và một cột vòng phải ( tổ hợp 1+1), còn vải có tổ hợp cột vòng trái và cột vòng phải lớn hơn thì trong mỗi tổ hợp vải có hiện tượng quăn mép và  và cuộn sóng bởi vì các vòng cản trở lẫn nhau. Vải có độ dày gấp hai lần so với vải một mặt phải. Loại vải này cũng bị tuột vòng như vải một mặt phải theo hướng cùng chiều và ngược với chiều đan
Vải kiểu dệt hai mặt phải được dùng để tạo ra các loại sản phẩm dệt kim dùng trong may mặc, dệt khăn và dệt chăn

2. Kiểu dệt dẫn xuất vải dệt kim đan ngang 


2.1 kiểu dệt dẫn xuất của kiểu dệt trơn 

a. Cấu tạo 

Kiểu dệt dẫn xuất của kiểu dệt trơn là sự phối hợp giữa hai kiểu dệt trơn bằng các dệt xen kẽ giữa cột vòng của kiểu dệt trơn này với cột vòng của kiểu dệt trơn kia. Trên thực tế thì các cột vòng của hai hệ một mặt phải này được bố trí chênh nhau một phần hai chiều cao hàng vòng. Các sợi vòng luôn ở trạng thái kéo căng và các trụ vòng của hệ này tiếp xúc với cung vòng của hệ kia. Nếu ta bỏ đi một hệ sợi thì sẽ còn lại vải và một mặt phải

c. Tính chất và phạm vi ứng dụng 

Loại vải tạo ra từ dẫn xuất kiểu dệt trơn ổn định về kích thước và dày hơn so với loại vải tạo ra từ kiểu dệt cơ bản. Vải cũng bị tuột vòng và quăn mép giống như vải dệt trơn nhưng ít hơn. Độ bền kéo đứt theo hướng ngang lớn hơn khoảng hai lần so với dệt trơn. Phạm vi ứng dụng tương tự như vải trơn, dùng may quần áo thể thao và quần áo mặc ngoài.....

Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát chuyên sản xuất các loại chỉ may bao bì và chỉ may công nghiệp giá rẻ 
Nhà máy:  Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H Trảng Bom, Đồng Nai.
Office: A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
MST: 3603629964
Hotline: 0933 99 2090 - Tel: 025 1629 3977 
Fax: 025 1629 3976 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...