Vải dệt kim là gì?
Vải dệt kim có các đặc tính như xốp, mềm mại, thoáng khí, co giãn tốt… nên rất thích hợp cho các loại quần áo thể thao. Bên cạnh đó, sợi cotton cũng được biết đến là loại sợi tự nhiên có khả năng hút ẩm tốt, giá thành hợp lý… phù hợp cho các loại quần áo mặc sát. Tuy nhiên vải dệt kim dệt từ sợi cotton thường nhanh bai giãn, dễ nhàu và mau cũ… Trong các loại vải dệt kim, vải single jersey là loại vải đan ngang cơ bản. Vải dệt trên các máy có một giường kim, năng suất lớn nên được sử dụng rộng rãi trong may mặc. Tuy nhiên vải single jersey thường có độ ổn định kích thước không cao, đặc biệt là khi vải được dệt từ sợi cotton hay có thành phần cotton cao. Để cải thiện nhược điểm này của vải, người ta thường sử dụng sợi cotton pha polyester đồng thời cài thêm sợi spandex vào cấu trúc vải. Các loại vải này hiện sử dung rộng rãi cho các loại quần legging nữ.
Ưu điểm của vải dệt kim
Vải thường nhẹ và mềm mại, tuy nhiên tính ổn định kích thước thường không cao, đặc biệt khi vải được dệt từ sợi có thành phần cotton. Vải dệt kim có cài sợi chun sẽ được cải thiện về tính chất đàn hồi, phù hợp cho các loại sản phẩm quần legging nữ. Trong bài báo này, chúng tôi khảo sát các thông số công nghệ và các tính chất cơ lý của vải dệt kim single jersey có cài sợi spandex dựa trên tỷ lệ sợi spandex được cài vào cấu trúc vải. Bốn mẫu vải single jersey được dệt từ sợi CVC (40/60 Polyester/Cotton) ở cùng điều kiện công nghệ, với tỷ lệ các vòng sợi được cài sợi spandex lần lượt là 100, 50, 33 và 25%. Kết quả cho thấy, khi tỷ lệ sợi spandex trong vải tăng thì mật độ vòng sợi ngang và dọc, độ dày của vải, khối lượng g/m2 và độ giãn ngang của vải tăng lên trong khi độ thoáng khí của vải lại giảm đi.
Đã có một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính chất cơ lý của vải dệt kim [6, 7, 8]. Anwarul Azim và cộng sự đã khảo sát hai loại vải: single jersey dệt hoàn toàn từ sợi cotton và vải single jersey dệt từ sợi cotton có cài sợi elastin cho tất cả các hàng vòng sợi [7]. Cả hai loại vải được dệt trên máy dệt kim tròn của hãng Mayer & Cie cấp máy tương ứng là 30 và 24. Sợi cotton được sử dụng có chi số Ne 30/1 và sợi cài elastane có chi số là 20 Denier. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ ngang, mật độ dọc và mật độ diện tích, khối lượng g/m2 của vải có cài sợi elastane đều cao hơn so với vải chỉ dệt từ sợi cotton. Độ thoáng khí của vải có cài sợi elastane giảm rõ rệt so với, độ xiên hàng vòng và độ co ngang của vải sau giặt cũng ít hơn so với vải không có cài sợi elastane. Tuy nhiên, các tỷ lệ sợi chun khác nhau không được khảo sát, hơn nữa hai loại vải được dệt trên hai máy có cấp máy khác nhau nên là những hạn chế của nghiên cứu này
Swati Sahu và Alka Goel [8] đã nghiên cứu ảnh hưởng của chi số sợi cài spandex đến các tính chất của vải single jersey. Trong nghiên cứu này hai loại vải single jersey được dệt từ hai loại sợi bọc với sợi lõi là sợi spandex và sợi bọc là sợi lyocell với độ mảnh tương ứng là 20D/22dtex và 40D/44 dtex (spandex /lyocell). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi độ mảnh sợi lõi elastane tăng lên thì độ dày của vải, khối lượng g/m2 , mật độ ngang và mật độ dọc của vải đều tăng lên. Tuy nhiên chưa thấy nghiên cứu nào báo cáo về ảnh hưởng của tỷ lệ sợi cài spandex lên các đặc tính của vải single jersey dệt từ sợi CVC 60/40 Polyesster/Cotton. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát các tính chất của vải single jersey như mật độ vải, độ dày vải, khối lượng g/m2 , độ thoáng khí, độ giãn ngang của vải khi tỷ lệ các vòng sợi được cài sợi spandex thay đổi.
Cấu tạo vải dệt kim
Bốn loại vải dệt kim single jersey được dệt từ sợi CVC (40% polyerter và 60% cotton), cùng dệt trên máy dệt kim tròn một giường kim Runshan (Đài Loan), cấp máy là 28, số tổ tạo vòng trên máy là 180. Sợi spandex (20D) được cài vào theo qui luật sau: CVC100: cài sợi spandex trên tất cả các hàng vòng, CVC50: cài sợi spandex cách hàng; CVC33: một hàng cài hai hàng không cài sợi spandex và CVC25: một hàng cài ba hàng không cài sợi spandex. Tất cả bốn loại vải sau đó được xử lý hoàn tất và nhuộm màu đen trong cùng điều kiện. Các mẫu vải được điều hòa theo tiêu chuẩn ISO 139 ít nhất 24h trước mỗi thử nghiệm. Mật độ ngang và mật độ dọc của vải dệt kim được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5794-1994. Khối lượng của vải được đo theo TCVN 4897-89. Độ dày của vải được đo theo tiêu chuẩn ISO 5084. Độ giãn ngang của các mẫu vải single jersey được xác định theo TCVN 5795 trên máy kéo đứt TENSILON (Nhật Bản). Năm mẫu vải được thực thử nghiệm. Kết quả đo được xuất dưới dạng file Excel sau đó được xử lý để xây dựng các đường cong tải trọng - độ giãn. Mười mẫu vải được chuẩn bị cho thử nghiệm đo độ thoáng khí theo tiêu chuẩn TCVN 5092-2009, giá trị trung bình cộng được xác định.CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao - E: contact.namphat@gmail.com
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao - E: contact.namphat@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét