Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Thực trạng chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc việt nam


Cùng chúng tôi tìm hiểu về thực trạng chính sách phát triển thương mại nội địa ngành may mặc việt nam qua bài viết sau nhé 

1. Thực trạng phát triển thương mai nội địa ngành may mặc việt nam hiện nay 


Tổng quan thị trường nội địa hàng may mặc Việt Nam  trong giai đoạn hiện nay


Thị trường nội địa đối với hàng may mặc Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn, với quy mô dân số đông khoảng 92 triệu người, trong đó có 60% là dân số trẻ. Với một lực lượng dân số trẻ như vậy thì đây được coi là thị trường tiềm năng. Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao mức chi tiêu cá nhân cho may mặc ngày một tăng chiếm khoảng 14% trong tổng mức chi tiêu. Hiện nay các doanh nghiệp may mặc đang tiếp cận và nắm bắt nhu cầu thị trường trong từng vùng, từng nhóm dân cư kể cả vùng sâu, vùng xa có khó khăn về giao thông và vận chuyển hàng hóa để sản xuất kinh doanh mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ nên tổng mức lưu chuyển hàng hóa nói chung và hàng may mặc trên thị trường không ngừng tăng lên. 

Đây được coi là một tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển thị trường nội địa khi xuất khẩu bị thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế. Giai đoạn năm 2010- 2017, thị trường hàng may mặc trong nước có những bước phát triển khá. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến thị trường hàng may mặc trong nước việc tiêu dùng hàng may mặc của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam còn thấp, chiếm khoảng 18%, còn lại 82% xuất khẩu. Nếu nói về sức mua, năm 2017 xuất khẩu toàn ngành trên 28, 81 tỷ USD,  nhưng do thu nhập và tâm lý tiêu dùng  nên quy mô thị trường nội địa năm 2016 mới chỉ đạt 3 tỷ USD


 Hàng may mặc Việt Nam bị cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi hàng may mặc  Trung Quốc. Những năm qua, hàng may mặc Trung Quốc, Thái Lan đang áp đảo thị trường nội địa. Hàng may mặc Trung Quốc tràn sang chiếm lĩnh thị trường bằng nhiều đường, dưới các hình thức khác nhau, thông qua cả trao đổi tiểu ngạch và buôn bán bất hợp pháp. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam  trên thực tế giá một chiếc sơ mi cộc tay xuất khẩu của Việt Nam rơi vào trung bình khoảng 300.000 đồng/ chiếc như đối với mặt hàng Việt Tiến, Nhà Bè… trong khi hàng may mặc Trung Quốc trung bình chỉ khoảng 150.000 đồng/ chiếc. 

Hàng may mặc Trung Quốc hiện chiếm lĩnh thị phần lớn và đã làm thay đổi một phần thói quen tiêu dùng sản phẩm may mặc trong một bộ phận dân cư Viêt Nam đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi mà kinh tế còn khó khăn. Còn ở thị trường thành thị nơi mà kinh tế phát triển thì hàng may mặc Việt Nam chịu tác động cạnh tranh ở quốc gia có ngành may mặc phát triển như: Anh, Pháp, Đức. Như vậy, hàng may mặc Việt Nam hiện nay đang bị cạnh tranh trên chính “sân nhà” của mình. Đây chính là một thách thức đối với hàng may mặc Việt Nam không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cả trong tương lai nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này. Vì vậy để giành lại thế chủ động trên chính “sân nhà” đòi hỏi có sự phối kết hợp của nhiều chính sách của Chính phủ,Bộ, Ban ngành. 


2. Thực trạng sản xuất hàng may mặc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 

 Những lợi thế và khó khăn phát triển ngành sản xuất hàng may mặc 

Những lợi thế phát triển ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam Ngành may mặc có thể tận dụng một số lợi thế để phát triển sản xuất trong giai đoạn hiện nay để tăng năng suất lao động. Chính phủ có những biện pháp ưu tiên và khuyến khích đầu tư vào ngành may mặc như: ưu đãi về thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất các sản phẩm may tái xuất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới  cũng là một lợi thế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng may mặc

Những khó khăn phát triển sản xuất hàng may mặc Việt Nam

 Ngành sản xuất may mặc Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp 51% vì xuất phát điểm của may mặc Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao và năng lực cạnh tranh còn thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại.
Các ngành phụ trợ như sản xuất máy may, chỉ may bao bì, kim cúc, vải đang nhập khẩu từ các nhà cung cấp trung quốc là chính. Tỉ lệ nội địa hóa còn thấp 
 Thiếu lao động cục bộ tại một số thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung, tranh chấp lao động; áp lực tăng thu nhập khá cao trong khi giá hàng dệt may vẫn đang giảm khá thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia (cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, cảng, cửa khẩu…) chưa được cải thiện nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa giúp được các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0911904968  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao  -  E: contact.namphat@gmail.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...