May mặc là một ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của việt nam .Cùng chúng tôi tìm hiểu về
một số thị trường chính của ngành may mặc việt nam qua bài viết sau
Thị trường EU
Thị trường EU với dân số 340 triệu là nơi tiêu thụ lớn và đa dạng các loại quần áo. Mức
tiêu thụ thị trường này là khá cao: 17 kg / người / năm. Ở đây, người ta có thấy đủ loại
hàng hoá từ các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan. Hàng năm EU
nhập khoảng 63 tỷ USD quần áo vừa qua hạn ngạch mà EU dành cho công nghệ là 22
nghìn tấn hàng dệt may giá trị khoảng 450 triệu USD và hiệp định ký cho giai đoạn tới
2001-200 giá trị sẽ tăng 40% và so với giá trị hiệp định cũ (chi giai đoạn 1996-2000).
Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam và EU ký hiệp định buôn bán dệt
may từ năm 1995 trong đó có hạn ngạch gia công thuần tuý (TPP). Có nghĩa là khách
hàng gửi nguyên phụ liệu từ một nước thứ ba thuê gia công tại Việt Nam, sau đó xuất
sang EU. Còn nếu khách hàng EU gửi nguyên phụ liệu từ EU sang gia công tại Việt
Nam, sau đó xuất ngược lại sang EU thì không tính vào hạn ngạch. Qua 5 năm thực hiện
hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU sản xuất hàng may mặc của Việt Nam sang thị
trường này đã có bước tiến vững chắc. Năm 1996 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may
mặc Việt Nam vào EU đạt được khoảng 250 triệu USD, năm 1999 đạt 400 triệu USD và
dự kiến năm 2001 sẽ đạt 650 triệu USD
Cũng như các năm trước đây mặt hàng áo Jacket luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
xuất khẩu may mặc đi EU và thường chiếm 50% trong tổng kim ngạch. Chất lượng hàng
may mặc Việt Nam đã được khách hàng chấp nhận, chỉ tính riêng năm 1999 hàng dệtmay Việt Nam đã xuất sang tất cả các nước EU với giá trị hàng trăm triệu USD, đứng
đầu là Đức ( 150 triệu USD), Pháp (60 triệu USD), Tây Ban Nha ( 16 triệu USD), Bỉ (
10 triệu USD), Thuỵ Điển (7,5 triệu USD), Bồ Đào Nha ( 1,3 triệu USD)...
Thị trường may mặc EU có tiềm năng và triển vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp
Việt Nam. Tuy nhiên, để có được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ
những quy định khá nghiêm ngặt khi xuất khẩu vào thị trường này như:
- Không được mua bán, chuyển nhượng hạn ngạch để xuất khẩu các mặt hàng có xuất
xứ từ các nước khác vào EU.
- Các doanh nghiệp Việt Nam không được lợi dụng thuế ưu đãi, giá nhân công trong
nước rẻ để bán hàng rẻ hơn mức giá hiện hành gây bất lợi cho các nhà sản xuất cùng
loại hàng đó hoặc các mặt hàng trực tiếp bị cạnh tranh của EU. Có thể sẽ bị áp dụng quy
định cụ thể đã được hai bên thoả thuận.
- Các doanh nghiệp Việt Nam không được phép bán hàng cho nước thứ ba để tái xuất
vào EU.
- Đối với hàng gia công tại Việt Nam khi xuất sang EU phải ghi rõ phí gia công, giá trị
nguyên vật liệu mua tại Việt Nam để làm căn cứ giảm thuế nhập khẩu vào EU.
Trong hiệp định cũng quy định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam đưa
vào EU ( tổng cộng 151 nhóm mặt hàng với 108 nhóm thoe hạn ngạch và 43 nhóm tự
do). Hạn ngạch năm trước không dùng hết có thể chuyển sang năm sau. Đặc biệt trong
hiệp định này còn quy định hàng năm Việt Nam và EU sẽ xem xét khả năng xuất khẩu
của Việt Nam để nới lỏng hạn ngạch cấp cho Việt Nam. Bởi vậy, đây là thị trường tiềm
Thị trường cho hàng may mặc và xu hướng nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới năng lớn, các doanh nghiệp của ta cần tuân thủ tốt các quy định này, tránh làm tổn hại
đến quan hệ buôn bán giữa nước ta và cộng đồng kinh tế Châu Âu.
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và đây là thị trường
phi hạn ngạch. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe
cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và quan tâm
nhiều tới mẫu mốt. Ví dụ như:
Đồ lót, tất: mốt chiếm 70,5%
- Quần áo nữ: 56,4% là mốt; 37,5% là giá và còn lại là phẩm chất.
- Comple nam: 50% là phẩm chất; 43,7% là mốt và còn lại là giá cả.
Với dân số khoảng 120 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người 26 nghìn USD/
năm thì nhu cầu về may mặc là không nhỏ, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 7-8
tỷ USD hàng may mặc. Năm 1997 hàng may Việt Nam xuất sang Nhật xấp xỉ 130 triệu
USD, năm 1999 xuất sang Nhật chiếm 90% kim ngạch của mảng thị trường không hạn
ngạch và đạt 500 triệu USD. Mặt khác, xuất sang Nhật thường là áo Jacket, quần áo sơ
mi do các đơn vị phía Bắc gia công, áo Kimono do các đơn vị phía Nam thực hiện.
Đây tuy là thị trường đòi hỏi cao song cũng đầy hứa hẹn, neus như đầu tư tốt, nâng cao
được chất lượng, mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng, nắm vững thị hiếu thì có khả
năng hàng may mặc của ta sé phát triển mạnh ở thị trường này.
Tuy nhiên hiện tại việt nam đang nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nguyên liệu may mặc từ nhật bản như
chỉ may công nghiệp, các loại dây đeo, cúc áo từ thì trường nhật bản
Thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ
Mỹ là thị trường khá hấp dẫn, lý tưởng của ngành dệt-may vì dân số Mỹ khá đông, hiện
có 253 triệu người, đa số sống ở thành thị có mức thu nhập quốc dân cao. Do đó người
Mỹ có sức mua lớn và nhu cầu đa dạng. Riêng hàng dệt may nhu cầu nhập khẩu hàng
năm lên tới 30-36 tỷ USD như năm 1999 là 34 tỷ USD. Nguồn nhập chủ yếu là từ các
nước Châu Á:
Tháng 2/1997 Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, tháng 8/1997 Mỹ bỏ cấm vận viện trợ
và tháng 7/1998 Mỹ bình thường hoá mối quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta
đang mong chờ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN-The Most Favourel Nation)
cho hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam. Đây cũng là điều kiện chìa khoá để xâm nhập
thị trường Mỹ.
Phải nói rằng, thị trường may mặc Bắc Mỹ là một miếng mồi béo bở, hấp dẫn ngay bởi
mức cầu lơn, tính thời trang, mẫu mốt và thị hiếu thể hiện rất rõ phong cách của người
Mỹ; đó là sự phong phú và khác biệt. Song với Việt Nam sự lạc quan đó vẫn nằm trong
nỗi ô âu vì Mỹ chưa dành cho Việt Nam MFN và như vậy hàng may Việt Nam qua Mỹ
phải chịu thuế nhập khẩu còn rất cao, từ 40-49% giá trị nhập khẩu. Trong khi Trung
Quốc và một số nước khác được hưởng quy chế này chỉ phải chịu thuế 25%. Ưu thế
cạnh tranh đã không tthuộc về các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, ngân hàng hai
nước chưa có mối quan hệ bạn hàng bang giao chặt chẽ nên việc thanh toán còn là một
vấn đề bất cập. Trường hợp này đã có thực tế khi có một Công ty Mỹ muốn trả tiền cho
Công ty may Phương Đông, họ không thể mở L/C từ Mỹ mà phải sang tận Việt Nam
yêu cầu Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh cho phép vừa mở vừa nhận tiền và họ
phải trả bằng tiền mặt.
Do những hạn chế nêu trên, kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ mới
chỉ là mức tương đối. Năm 1997 đạt 2 triệu USD, năm 1998 đạt 5 triệu, năm 1999 đạt
25 triệu và năm 2000 đạt trên 30 triệu USD. Đây mới chỉ là những con số rất nhỏ bé so
với nhu cầu của thị trường Mỹ và khả năng xuất khẩu của ta. Vậy chúng ta phải làm gì
để tích cực xâm nhập được vào thị trường đầy triển vọng này đang là câu hỏi đặt ra là
hết sức cấp bách cho nhiều nhà quản lý và cả phía doanh nghiệp.
Thị trường SNG và một số nước Đông Âu
Trong những năm trước khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ thì tỷ trọng kim
ngạch của ta vào thị trường này chiếm vị trí khá lớn và đóng vai trò quan trọng, xuất
khẩu theo những hiệp định hàng đổi hàng. Qua thời gian dài đó nhà xuất khẩu của ta
phần nào nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực này và người
tiêu dùng cũng đã phần nào quen với hàng may mặc của ta. Tuy nhiên, kể từ khi các
nước XHCN Đông Âu tan vỡ thì kim ngạch hàng may mặc của ta vào thị trường này
giảm mạnh. Hiện nay, hàng may mặc của ta vào thị trường này chủ yếu do các thương
gia buôn theo từng chuyến còn về phía doanh nghiệp thì chỉ mức thấp do chưa tìm được
phương thức thanh toán hợp lý thây thế cho phương thức hàng đổi hàng trước đây.
Thị trường cho hàng may mặc và xu hướng nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới
Như vậy có thể nói, với Việt Nam đây là thị trường truyền thống mà mấy năm vừa qua
chúng ta để vượt khỏi tầm tay. Cần nhanh chóng tìm ra giải pháp cần thiết để nối lại
quan hệ với thị trường không kém phần hấp dẫn này. Các doanh nghiệp cần mạnh dạn
triển khai phương thức thanh toán mới phát huy lợi thế vốn có của ta trong nhiều năm
qua trên thị trường này
Thị trường các nước ASEAN
Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN và đang trên tiến trình thực hiện
AFTA, bên cạnh những cơ hội lớn mở ra cũng còn nhiều thách thức. Phải tiến hành cắt
giảm thuế quan và hàng hoá được lưu chuyển tự do giữa các nước ASEAN tạo nên sự
cạnh tranh gay gắt đối với hàng hoá Việt Nam, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải
nỗ lực cải tiến công nghệ, áp dụng phương thức quản lý hiện đại và phải tạo được cho
mình một nền tảng vững chắc về mọi mặt để trụ vững trên thương trường. Sản phẩm có
được thị trường chấp nhận hay không quyết định đến sự tốn tại của Công ty. Dưới sức
ép đó sẽ xoá bỏ đi được các Công ty làm ăn trì trệ. Tuy nhiên về phía Việt Nam chắc
chắn sẽ có nhiều Công ty cần phải “lột xác “
Bù lại, thị trường ASEAN với 430 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người hàng năm
1.608 USD, tốc độ phát triển bình quân 6-8%/ năm, thì đây quả là một thị trường lớn
cho hàng may mặc. ASEAN còn là một thị trường có nền văn hoá tương đồng lẫn nhau.
Do đó thị hiếu, lối sống cũng tương đối giống nhau, điều này là điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp may mặc Việt Nam xâm nhập dế ràng hơn.
Thị trường trong nước
Chúng ta chủ yếu chú trọng đến sản xuất hàng may xuất khẩu và đã có những đóng góp
đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Song chúng ta đã để lại khoảng trống sau lưng mình
đó là thị trường nội địa. Hiện nay, dân số Việt Nam trên 75 triệu người, chỉ tính khiêm
tốn sức mua cũng vào khoảng 750 triệu USD/năm (10 USD/người/năm). Đây là con số
không nhỏ có sức hấp dẫn đối với bất kỳ nhà đầu tư nào.
Ngoài các sản phẩm về may mặc chúng ta cần quan tâm thêm về các sản phẩm phụ trợ của ngành may mặc như các loại chỉ ngũ sắc,
chỉ may bao bì, chỉ pp 1200 d Đây là những sản phẩm nhỏ nhưng mang lại giá trị kinh tế lớn tạo công ăn việt làm cho người lao động
Thực tế trên thị trường Việt Nam còn nhiều mặt hàng second-hand của nước ngoài,
chứng tỏ rằng nhu cầu đã vượt khả năng cung cấp trong nước. Do vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam một mặt tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, một mặt phải chú ý đến sản xuất
hàng phục vụ nhu cầu nội địa. Nhà nước chỉ có biện pháp như giao chỉ tiêu cho một số
doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đáp ứng tiêu dùng trong nước. Tránh bỏ trống thị
trường ngay trong tầm tay
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁTFactory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng NaiOffice: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCMHotline: 0911904968 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976Web: https://namphatplastic.com/vi/chi-may-bao - E: contact.namphat@gmail.com